Vừa mới được bổ nhiệm vị trí CEO vào ngày 02-4-2020, nhưng chỉ hơn 3 tháng sau ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op đã bị Đại hội thành viên thường niên Saigon Co.op bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT và đề nghị các chức CEO. Tuy nhiên, quyết định này không được UBND thành phố đồng ý.
Trước đó, trong kết luận được công bố 27/7, Thanh tra thành phố kết luận có dấu hiệu thực hiện hành vi huy động góp vốn trái pháp luật và thâu tóm tại Saigon Co.op và đề nghị UBND thành phố chuyển hồ sơ sang công an để điều tra.
Cụ thể, Đại hội thành viên bất thường Saigon Co.op có nghị quyết thống nhất tăng vốn điều lệ từ 3.200 tỷ đồng lên hơn 6.797 tỷ đồng, theo phương án huy động vốn từ các thành viên. Tuy nhiên, thanh tra thành phố phát hiện nhiều doanh nghiệp thành viên đã huy động vốn từ các thành viên bên ngoài và có trường hợp ký hợp đồng hợp tác với các cá nhân bên ngoài hợp tác xã.
Ngày 24/7, Thanh tra thành phố gửi văn bản đề nghị Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op tạm đình chỉ đại hội thành viên cho đến khi có kết luận chính thức và ý kiến chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn tiến hành đại hội và thông qua nhiều nội dung ngoài chương trình dự kiến về vốn, bãi nhiệm ủy viên HĐQT và đề nghị cách chức Tổng giám đốc vì lý do được đưa ra là đã không thực hiện Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc huy động vốn.
Một ngày sau khi kết luận thanh tra được công bố, ông Diệp Dũng bị Ban thường vụ Thành ủy TP HCM đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, các vai trò Ban chấp hành, Ban thường vụ và Bí thư Đảng ủy tại Đảng bộ Saigon Co.op.
Ngoài ra, theo thông báo của Văn phòng UBND thành phố ngày 28/7 chỉ đạo không công nhận nghị quyết của Đại hội thành viên Saigon Co.op.
Ông Đức trong một lần giới thiệu sản phẩm với Thủ tướng
Vậy ông Nguyễn Anh Đức là ai mà Đại hội thành viên thường niên Saigon Co.op bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT và đề nghị các chức CEO?
Ông Nguyễn Anh Đức sinh năm 1977, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh trong Chương trình 300 Thạc sĩ, Tiến sĩ của thành phố Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Saigon Co.op vào năm 2006. Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Saigon Co.op, ông từng giữ các chức vụ: Giám đốc Phòng Kế hoạch & Đầu tư, Phó Tổng Giám đốc rồi Phó Tổng Giám đốc thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng Quản trị Saigon Co.op.
Ngoài nắm chức vụ CEO ở Saigon Coor ông Đức hiệncũng nằm trong ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp khác. Thành viên HĐQT Công ty cổ phần TMDV Quảng Trường Quốc tế; Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chíp Sáng; Thành viên HĐQT Công ty TMDV VDA Hậu Giang; Thành viên HĐQT Công ty Cô phần Phát triển Khu phức hợp Thương mại Vietsin - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Saigon Co.op;
Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Y tế Sài Gòn; thành viên HĐQT công ty cổ phần MECO và Công ty liên doanh Cho Ray PhnomPenh. Đây là công ty đầu tư vào Bệnh viện Cho Ray PhnomPenh, một trong những bệnh viện lớn nhất và chất lượng cao nhất ở PhnomPenh và Campuchia.
Theo những người am hiểu về Sai Gon Co.op, ông Nguyễn Anh Đức là một trong những lãnh đạo tài năng và để Saigon Co.op thành công rực rỡ như ngày hôm nay đóng góp của ông đức là không ít. Ông Đức là một trong những công thần đứng sau bà Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Ngọc Hòa – những người có vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệu Co.op đến với mọi nhà.
Hồi giữa năm ngoái, Saigon Co.op chính thức nhận chuyển nhượng lại toàn bộ 15 cửa hàng của Auchan tại Việt Nam sau nửa tháng thương thảo. Điều này sẽ giúp Saigon Co.op sớm cán đích mục tiêu 1.000 điểm bán, hiện công ty đã có gần 800 điểm bán. Trong thương vụ này, ông Nguyễn Anh Đức là một trong những nhân vật chính khi ‘deal’ khiến thương vụ nhanh chóng thành công.
Với thương vụ Auchan Việt Nam, giới chuyên môn cho rằng, Saigon Co.op có hiệu ứng về mặt thương hiệu và thị trường tốt hơn. Đây là lần đầu tiên, một doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhận chuyển nhượng một nhà bán lẻ ngoại.
Saigon Co.op tiền thân là Ban quản lý Hợp tác xã Mua Bán thành phố. Đến năm 1989, UBND thành phố quyết định chuyển đổi thành Liên hiệp hợp tác xã mua bán TP HCM (Saigon Co.op), là tổ chức kinh tế hợp tác xã theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Năm 1998, đơn vị này đổi tên thành Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP HCM với 20 hợp tác xã thành viên. Năm 1999, Saigon Co.op có vốn đăng ký hơn 23 tỷ đồng gồm: vốn điều lệ hơn một tỷ đồng, vốn công trợ của nhà nước 198 triệu đồng và gần 22 tỷ đồng vốn tích lũy không chia.
Quá trình hoạt động cho thấy Saigon Co.op kinh doanh rất hiệu quả. Điều này thể hiện từ năm 2014 đến nay, lợi nhuận sau thuế của Saigon Co.op ổn định qua các năm ở mức 800 tỷ đến 1.500 tỷ đồng. Từ năm 2014 đến 2019, đơn vị này đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 1.270 tỷ đồng. Cần biết, đây cũng là giai đoạn mà ông Nguyễn Anh Đức giữ chức Phó tổng giám đốc thương trực, phụ trách chiến lược kinh doanh của Saigon Coop.
Ngày ông Nguyễn Anh Đức nhậm chức Tổng Giám đốc cũng là ngày mà thành phố cũng như cả nước đang bước vào “15 ngày vàng” cách ly toàn xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Cho nên, thay vì thực hiện thủ tục giới thiệu chương trình hành động, chiến lược kinh doanh của tân Tổng Giám đốc một cách vĩ mô như thường thấy ở nhiều nơi, thì ông đã viết vội bức thư gửi đến toàn thể cán bộ nhân viên đơn vị, mà ông gọi thân thương là “những “chiến binh Saigon Co.opers” đầy quả cảm”. Chính vì thế, bức thư đã chạm đến trái tim của hàng vạn người lao động đang làm việc tại hệ thống Saigon Co.op với những lời lẽ gần gũi, chân thành và tràn đầy tình đồng đội.
Bức Tâm thư của ông Đức gửi những chiến binh Saigon Co.opers
Trong lần trả lời với báo chí mới đây, ông Nguyễn Anh Đức nói: "Những việc xảy ra ở Saigon Co.op vừa qua không phải đấu đá nội bộ mà tất cả tập thể đều đứng về một phía bảo vệ Saigon Co.op. Thành ủy, UBND thành phố cũng chỉ đạo giữ vững được Saigon Co.op".
Ông Nguyễn Anh Đức - CEO Saigon Co.op, người vừa bị đề nghị cách chức là ai?
17:06 06/08/2020