Nếu như cặp bài trùng Phạm Nhật Vượng – hiện là Chủ tịch Vingroup và Lê Viết Lam – Chủ tịch Sun Group gây dựng nên “đế chế mỳ tôm” tại Ucraina thì cặp đôi Đặng Khắc Vỹ – Ngô Chí Dũng với Công ty Rolton lại chiếm lĩnh thị trường Nga. Khi ở Nga, ông Dũng tiếp tục đồng hành cùng ông Vỹ đồng sáng lập Ngân hàng VIB, tiếp đó là bắt tay với những người từng là đối thủ ở Nga là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh để trở thành Phó chủ tịch HĐQT Techcombank. Vì không ở trong nước, ông Dũng chưa để lại nhiều dấu ấn ở 2 ngân hàng này. Chỉ đến khi ông Dũng trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank vào năm 2010 thì ông thực sự mới có lãnh địa riêng và tạo nên “cuộc cách mạng” trong kinh doanh ngân hàng này. Theo thống kê, số cổ phần của gia đình ông Ngô Chí Dũng ở VPbank có giá trị hơn 15.000 tỷ đồng.

Hiện nay, VPBank của ông Dũng còn sở hữu 'con gà đẻ trứng vàng' FE Credit khi lĩnh vực này chiếm 1/3 lợi nhuận ròng hợp nhất của VPBank. Mới đây, có thông tin cho rằng VPBank có thể bán FE Credit với giá 2,3 – 2,6 tỷ đô la. Và với lượng cổ phần sở hữu ở VPbank và Fe Credit ông Ngô Chí Dũng chắc chắn sẽ thành tỷ phú đô la nếu thương vụ này thành công!

Tiểu sử doanh nhân Ngô Chí Dũng

Tên : Ngô Chí Dũng
Sinh năm : 25/09/1968
Số CMND : 012603070
Cư trú : 11 Đường số 1 Khu A Nam Thành Công, Hà Nội
Trình độ : – Tiến sỹ Kinh tế – Viện nghiên cứu Chiến lược chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học LB Nga – Nga (2002)
– Kỹ sư Địa chất – Đại học Thăm dò địa chất Matxcova – Nga

Quá trình công tác : 

Từ năm 1992 đến năm 1996: Kinh doanh tại Matxcơva, Liên Bang Nga
– Từ năm 1996 đến năm 2004: Cổ đông sáng lập & thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Bảo vệ luận án tiến sỹ Viện nghiên cứu chiến lược chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Bang Nga. Hoạt động kinh doanh tại Liên Bang Nga

– Từ năm 2006 đến năm 2010: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

– Từ năm 2007 đến năm 2009: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KBG Group (Liên Bang Nga).

Những điều ít biết về ”sếp lớn ” VPBank

Từng là Phó chủ tịch thứ nhất của Techcombank, thành viên sáng lập của Ngân hàng Quốc tế (VIB) nhưng ông Ngô Chí Dũng chưa có “mảnh đất riêng” tại Việt Nam cho đến khi trở thành ông chủ thực sự tại VPBank.

Trong cả 2 ngân hàng nói trên, ông Dũng và những thành viên chủ chốt trong HĐQT đều có xuất thân “mì tôm”. Ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang cùng làm chung một công ty kinh doanh mì tôm tại Nga; ông Đặng Khắc Vỹ, Ngô Chí Dũng kinh doanh cùng mặt hàng tại quốc gia này (công ty Rollton). Theo ông Trịnh Thanh Huy (người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh thành lập Masan), Rolton của Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng là những người thắng trận trong “cuộc chiến” mì tôm tại Nga.

Ngoài các vị trí tại VIB và Techcombank, ông Dũng còn là Chủ tịch của HĐQT công ty cổ phần đầu tư Liên Minh, chủ tịch HĐQT Tập đoàn KBG (Liên bang Nga). Trước khi đầu tư lớn và trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng là Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau khi được bầu làm Chủ tịch VPBank vào tháng 3/1010, đầu năm 2011, ông Ngô Chí Dũng xin từ nhiệm chức Chủ tịch Hội người Việt ở Nga với lý do đã chuyển về Việt Nam sinh sống và làm việc.

Trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng vẫn là một người kín tiếng với công chúng bởi gần như không xuất hiện trước truyền thông. Theo một cựu lãnh đạo VPBank, ông Dũng ít xuất hiện trước công chúng một phần do tính cách, những cũng có phần từ việc phát biểu thì “hay bị đỏ mặt”.

Sự nghiệp doanh nhân Ngô Chí Dũng  - Từ bán mỳ gói đến chủ ngân hàng

Mặc dù kín tiếng với giới truyền thông nhưng Ngô Chí Dũng lại là cái tên quen thuộc trong ngành ngân hàng. Trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ông Dũng đã có 8 năm gắn bó với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) từ năm 1996 với tư cách là cổ đông sáng lập và thành viên HĐQT.

Từ năm 2006, ông Dũng tiến thêm bước nữa khi trở thành Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trước khi chính thức đảm nhiệm vị trí cao nhất tại VPBank vào năm 2010.

Sự nghiệp doanh nhân Ngô Chí Dũng

Ông Dũng sinh năm 1968, là kỹ sư địa chất công trình tại Liên bang Nga và là tiến sỹ kinh tế Viện nghiên cứu chiến lược chính trị thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga. Một sự trùng lặp thú vị là, ông Dũng cũng như nhiều ông chủ ngân hàng cũng như các tập đoàn lớn ở Việt Nam đều xuất thân từ kinh doanh mỳ tôm.

Nếu như cặp bài trùng Phạm Nhật Vượng – hiện là Chủ tịch Vingroup và Lê Viết Lam – Chủ tịch Sun Group gây dựng lên “đế chế mỳ tôm” tại Ucraina thì cặp đôi Đặng Khắc Vỹ – Ngô Chí Dũng chiếm lĩnh thị trường Nga.

Công ty Rolton của ông Vỹ và Dũng thậm chí còn thắng trận trong “cuộc chiến mỳ tôm” tại Nga với hai “ông trùm” khác là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh – những người sáng lập lên Masan và là một trong số ít cặp “đại gia Đông Âu” vẫn còn kinh doanh mỳ gói.

Rollton được thành lập theo lời khuyên của ông “bạn nghèo” Vượng, và hai bên có thỏa thuận rất rõ ràng “nước sông không phạm nước giếng”, là Dũng-Vỹ chỉ bán mỳ bên Nga, Vượng chỉ bán mỳ bên Ukraina! Tất cả các Cty “mỳ” kể trên đều bán những mặt hàng từ Việt Nam sang, thường được đặt hàng theo mẫu mã mình chọn, công ty được lập nên theo mô hình công ty chuẩn của Nga, có cả luật sư, bộ phận an ninh, bộ phận nghiên cứu nhu cầu khách hàng, hệ thống IT riêng…Rollton và King Lion cũng mở văn phòng tại cảng Vlađivostok để quản lý dòng hàng hóa sang Nga, bởi nước Nga quá rộng nên mình Moscow sẽ không kịp xử lý

Khi trở về nước, cặp đôi Vỹ – Dũng tiếp tục đồng hành và đồng sáng lập Ngân hàng VIB. Mặc dù vậy, vị thế của ông Dũng khá mờ nhạt khi ông Vỹ trở thành Chủ tịch HĐQT VIB còn ông Dũng không có dấu ấn gì đáng kể.

Năm 2006, ông Dũng ‘chia tay’ người bạn kinh doanh lâu năm và bắt tay với những người từng là đối thủ ở Nga là Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh để trở thành Phó chủ tịch HĐQT Techcombank. Mặc dù vậy, trong thời gian 4 năm ở ngân hàng này, vai trò của ông Dũng cũng khá mờ nhạt.

Chỉ đến khi ông Dũng trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank vào năm 2010 thì ông thực sự mới có lãnh địa riêng và tạo nên “cuộc cách mạng” trong kinh doanh ngân hàng này.

Trước thời điểm ông Dũng soán ngôi vị cao nhất VPBank, đã có cuộc giành giật quyết liệt quyền kiểm soát ngân hàng này giữa nhóm cổ đông cũ và mới, và đều thành danh từ kinh doanh ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Nhưng cuối cùng, nhóm cổ đông mới là ông Dũng đã chiến thắng, từ đó tạo bước ngoặt cho VPBank.

Lột xác VPBank

Ngay sau khi trở thành ông chủ quyền lực nhất VPBank, ông Dũng đã tiến hành một cuộc cách mạng về thương hiệu. Tên được đổi từ Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với đó là logo, biển hiệu được thay đổi, năng động hơn, hướng tới một tổ chức bán lẻ cung cấp dịch vụ chất lượng cao và không giấu giếm tham vọng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu.

Dấu ấn đầu tiên của ông Dũng là phát hành thành công 154 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vào tháng 11/2010 với giá 14.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Lúc đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng rất khó khăn, giá phát hành lại cao nhưng khoản “tiền tươi thóc thật” ông Dũng bỏ ra để mua cổ phần đã thuyết phục các nhà đầu tư khác cùng xuống tiền.

Thành công tiếp theo của ông Dũng là thuyết phục được người đồng nghiệp từng làm ở Techcombank là Nguyễn Đức Vinh về với VPBank vào năm 2012. Lúc đó, ông Vinh là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Techcombank và là người ‘có số má’ trong lĩnh vực ngân hàng với khoản lương triệu đô.

Cặp bài trùng Ngô Chí Dũng – Nguyễn Đức Vinh đã ‘song kiếm hợp bích’, tạo nên làn gió mới cho VPBank. Thay vì lựa chọn an toàn, VPBank lại kinh doanh các hoạt động rủi ro cao là cho vay tiêu dùng với thương hiệu FE Credit.

Nhưng rủi ro cao thì mang lại lợi nhuận cao và trong những năm gần đây FE Credit là ‘con gà đẻ trứng vàng’, mang lại phần lớn lợi nhuận cho VPBank.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bản Việt, có ba nhân tố chính đóng vai trò mấu chốt cho sự phát triển của VPBank.

Ông Dũng sẽ thành tỷ phú đô la nếu VPBank bán FE Credit

Ai quan tâm đến tài chính ngân hàng đều biết đến Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank như một ngôi sao nổi lên mạnh mẽ trong khối Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Ai không quan tâm thì có lẽ cũng biết đến FE Credit – công ty cho vay tiêu dùng do Vpbank nắm cổ phần cho phối.

VPBank đã lên kế hoạch bán FE Credit – từ năm 2017. Tuy nhiên, ngân hàng này đã hủy bỏ kế hoạch do tại thời điểm đó, FE Credit được gọi là gà đẻ trứng vàng, đóng góp một nửa lợi nhuận. Những năm sau, khi NHNN siết chặt quy định liên quan tới cho vay tiêu dùng thì chuyện bán ‘gà đẻ” đi luôn được nói đến.

Trong năm nay, VPBank đạt lợi nhuận kỷ lục và giá cổ phiếu tằng tằng đi lên. Đến thời điểm này, giá cổ phiếu đã tăng gấp đôi, thì việc bán FE Credit được nhắc lại, có lẽ các anh lái cổ muốn dùng chuyện này để “bốc” VPB lên tiếp chăng?

Đây, trong báo cáo phân tích của công ty chứng khoán VNDirect, các anh này cho rằng việc bán cổ phần FE Credit tại thời điểm này là hợp lý. Một đối tác chiến lược nước ngoài với FE Credit có thể cải thiện chi phí vốn của doanh nghiệp và giúp kiểm soát rủi ro. Thương vụ này sẽ kết hợp được nguồn lực giữa FE Credit và đối tác chiến lược, từ đó củng cố vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu các công ty tài chính tiêu dùng trong khu vực sở hữu hoạt động kinh doanh và phân khúc sản phẩm tương tự, VNDirect đánh giá FE Credit có thể đạt được mức P/BV mục tiêu 3,5 – 4,0 lần (mức thấp nhất trong các doanh nghiệp khu vực có ROE tương đương) cho thương vụ chiến lược này, tương đương định giá công ty đạt 2,3 – 2,6 tỷ USD.

Nguồn vốn tăng thêm sẽ đem lại nhiều phương án sử dụng, như thúc đẩy quy mô cho vay của ngân hàng mẹ, đầu tư vào ngân hàng điện tử,…

Chủ tịch Ngô Chí Dũng liệu có muốn thành tỷ phú đô la nhờ sự tăng giá của VPB không? Hãy chờ xem.

Thực tế những năm gần đây, FE Credit chỉ chiếm 1/3 lợi nhuận ròng hợp nhất của VPBank. Vào tháng 11/2019, NHNN đã ban hàng Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định cho vay cá nhân không thế chấp (cho vay bằng tiền mặt) không được phép vượt quá 70% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của một công ty tài chính, kể từ năm 2021. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống 60% vào năm 2022, 50% vào năm 2023 và 30% vào năm 2024.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực đến phân khúc khách hàng đại chúng, vốn là trọng tâm của công ty tài chính tiêu dùng này.

FE Credit đã thành công trong việc tận dụng sự bùng nổ của thị trường tài chính tiêu dùng giai đoạn đầu. Dù chính thức gia nhập thị trường tiêu dùng muộn hơn so với các đối thủ, công ty cho vay tiêu dùng này đã nhanh chóng chiếm được thị phần bằng chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ. FE Credit đã duy trì vị thế dẫn đầu trong giai đoạn 2015 – 2020, với tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2015 – 2019 đạt tăng trưởng kép 34%, chiếm gần 50% thị phần giai đoạn này.

Theo VNDirect, tiềm năng tăng giá cổ phiếu VPB bao gồm lợi suất tài sản tốt hơn mong đợi và tăng vốn chủ sở hữu thông qua việc bán tối đa 49% cổ phần của FE Credit với mức định giá cao hơn dự kiến cho các nhà đầu tư chiến lược.

Xem Serie bài: Ông trùm tài chính Việt Nam nhóm Đông Âu