Năm 1986, ông thi đỗ trường Đại học An Ninh, Bộ Công an – khóa D18 và được chọn sang Nga du học từ năm 1989 tại trường Đại học Luật Kishinhop. Sau đó, ông chuyển sang học trường Kinh tế - Chính trị và Pháp luật Moskva (1991 – 1994).
Cũng như nhiều đại gia Đông Âu khác, Nguyễn Đức Chi cũng nhanh chóng hòa nhập vào việc kiếm tiền ở Nga. Chi cùng với mấy người bạn cùng lứa (Liêu, Hòa, Minh...) quyết tâm là “hải quan”, lấy tên Cty là “DHL” để Tây, ta gì đều hiểu về việc “nhanh và uy tín”. Từ đó Chi có biệt danh Chi “Liêu” hoặc Chi “hải quan”! Chi là người rất quyết đoán, thậm chí liều, quá liều, nhưng lại rất sáng tạo trong cái nghề cần sáng tạo này. Một loạt ý tưởng đi đầu của Chi chắc nhiều đồng nghiệp thậm chí chẳng bao giờ tin là có thể: thuê máy bay quân sự bay qua Tàu chở hàng về, hạ cánh cũng ở sân bay quân sự để tránh làm thủ tục, thuê cả đoàn tàu hỏa để chở hàng, đưa cả đoàn cả trăm xe TIR vào rừng để tránh công an khi có “động”...danh tiếng Chi và DHL lên như diều,có những ngày Chi và cộng sự kiếm được hàng trăm ngàn USD (bà con Việt chỉ cần đếm đầu xe về chợ Vòm là nhẩm được ra thu nhập của công ty “hải quan”). Chi cũng đi đầu trong việc khai thác khách Trung Quốc, và sau này khách TQ có nhiều hơn cả bà con Việt! Nhưng Chi sống và làm việc kiểu “anh em” quá, nên dù ông bạn Liêu có giúp đỡ rất nhiều trong việc tổ chức công việc, thì làm ăn vẫn rất cảm tính, khác hẳn với Sơn “cá rán”!
Những năm 96-97 “hải quan” có vẻ tắc, tiền mất giá...mà đang sẵn tiền, Chi “Liêu” được mấy ông bạn rủ về Việt Nam đầu tư. Khoản đầu tư nhỏ nhất và có vẻ thành công nhất là cùng mấy người góp vốn đầu tư cho nhạc sỹ Phú Quang dựng quán cafe ca nhạc-tạp kỹ “Catina” nằm trên đường Đồng Khởi, q.1 HCM, thuộc loại quán “xịn” thời đó, được mấy năm.
Phi vụ thứ hai là xây tòa nhà tại phố Ngọc Khánh-Hà Nội, có Cosmos Bowling ở tầng trên cùng (hồi đó bowling đang mốt, mới có Super Bow ở HCM của liên doanh quân đội với Kiên ACB)-thất bại não nề chắc vì quản lý kém hơn vì ý tưởng kinh doanh.
Phi vụ thứ 3 chính là việc nhảy vào lĩnh vực bất động sản du lịch. Nhận thấy tiềm năng du lịch Việt Nam, nhất là thị trường biển nên ông quyết định đầu tư vào lĩnh vực này qua việc thành lập Công ty đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur (RIT). Dự án du lịch biển đầu tiên tại Nha Trang với tên gọi “Nàng Tiên Cá – Rusalka” với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD.được cấp phép đầu tư (năm 2000)....con đường đau khổ của Chi bắt đầu từ đó!
Sau 5 năm triển khai (2005), ông Chi vướng vòng lao lý về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và bị kết án 5 năm 6 tháng tù.
Dự án Rusalka dở dang và sau đó, Bộ Kế hoạch – Đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy phép đầu tư của Công ty RIT. UBND tỉnh Khánh Hòa cũng ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận sử dụng đất của dự án này.
Đến năm 2010, ông Chi được ra tù trước hạn và xin tiếp tục được thực hiện dự án Rusalka. Ông Chi thành lập Công ty cổ phần du lịch Trọng Điểm Nha Trang (Focus Travel Nha Trang) để tiếp tục thực hiện dự án Rusalka, khoác lên nó một màu “áo mới” với tên gọi Khu nghỉ dưỡng Champarama Resort & Spa.
Hiện dự án này đã được chuyển nhượng cho Tập đoàn KDI Holdings của ông trùm tài chính Kiều Hữu Dũng và cũng đã được đổi tên thành Vega City Nha Trang.
Sau khi chuyển nhượng Champarama Resort & Spa, ngày 23/7/2016, ông Nguyễn Đức Chi thành lập Công ty Crystal Bay, với trụ sở đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Công ty này được thành lập ngày 23/7/2016, vốn điều lệ ban đầu đạt 250 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Đức Chi (nắm giữ 60% VĐL), ông Nguyễn Đức Tấn - em trai ông Chi (nắm giữ 20% VĐL) và bà Nguyễn Thị Duyên (nắm giữ 20% VĐL).
Tính đến ngày 29/4/2020, Crystal Bay có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Chi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật.
Vị doanh nhân này hiện còn đang đứng tên cho loạt pháp nhân khác thuộc “hệ sinh thái” của Crystal Bay như CTCP Heritage Holdings, CTCP Vân Đồn Green Industrial Park, Công ty TNHH Đóng tàu Trường Sa, CTCP Xây dựng Lam Hồng MC, CTCP Cam Ranh Riviera Resort, CTCP Đầu tư và Phát triển Ngân Sơn, CTCP Câu lạc bộ Du thuyền Đệ Nhất, CTCP Nhật Tiến Khánh Hòa, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Minh Tú, Công ty TNHH Marina Park, CTCP Crystal Bay Hotels & Resorts, CTCP Marina City, Công ty TNHH Central Park Nha Trang.
Đầu năm 2018, Crystal Bay tạo dấu ấn trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng với dự án Con đường di sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có quy mô hơn 3.300 ha.
Doanh nghiệp dự án là CTCP Vân Đồn Heritage Road – một công ty thành viên được CTCP Heritage Holdings nắm giữ 68% vốn điều lệ. Trong khi đó, Crystal Bay lại sở hữu 66% vốn của Heritage Holdings.
Mối quan hệ sở hữu giữa các công ty liên quan đến doanh nhân Nguyễn Đức Chi (Nguồn:TH )
Tháng 10/2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định chọn công ty ông Chi là nhà đầu tư chính thức của dự án.
Doanh nhân Nguyễn Đức Chi còn biết đến với các dự án nghìn tỉ như: dự án Ninh Chữ Sailing Bay tại tỉnh Ninh Thuận (tổng diện tích 12,2 héc ta, mức vốn đầu tư 4.500 tỉ đồng), dự án Mũi Dinh Ecopark (tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng) tại tỉnh Ninh Thuận, dự án SunBay Park & Resort Phan Rang với mức vốn 4.500 tỉ đồng.
Siêu dự án Crystal Bay “Tòa nhà cao 88 tầng”
Vào tháng 8/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án “Con đường di sản” tọa lạc tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Dự án gồm hai tòa tháp cao 88 tầng, có quy mô 3.061 phòng. Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những tòa nhà cao nhất Việt Nam.