nghe-thuat-xen-long-cuu-1666343450.jpg
 

Để đầu tư thắng lợi chúng ta phải hiểu “luật chơi”.

Để hiểu luật chơi trong thị trường tài chính chúng ta phải hiểu được vai trò của Fed - Cục dự trữ liên bang Mỹ. Fed có vai trò gì trong việc tạo lập “trật tự thế giới” ?

Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) trên danh nghĩa là ngân hàng Trung Ương của Mỹ nhưng thực chất là một tổ chức tư nhân - độc lập nằm ngoài quyền kiểm soát của chính phủ Mỹ.

Đây là nhà tạo lập lớn nhất có quyền “sinh - sát” điều tiết nền kinh tế - thị trường tài chính toàn cầu thông qua hai công cụ.

- In đồng Đô la

- Điều chỉnh chính sách lãi suất.

Đằng sau Fed là ai ?

Là những gia tộc giàu có nhất thế giới, những gia tộc không muốn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông (phần lớn các doanh nghiệp truyền thông lớn đều thuộc quyền sở hữu của họ)

Fed trên danh nghĩa là chống lạm phát, cứu giúp nền kinh tế nhưng có thực sự như vậy ? Hay đây chỉ là một công đoạn trong quá trình nuôi béo - làm thịt của giới tinh hoa ?

Vậy cụ thể quá trình xén lông diễn ra như thế nào ?

Một chu kỳ xén lông sẽ gồm 2 phần

Cho vay - Siết nợ.

Giai đoạn 1: Bơm tiền cho vay, vận may sẽ tới

Fed bơm thật nhiều tiền ra thị trường bằng cách hạ lãi suất cho vay, mỗi lần tiện tay in vài trăm tỷ, vài ngàn tỷ.

Tiền ở đâu mà nhiều thế ? Ah, của nhà in được, thích in bao nhiêu chẳng có.

Những cục tiền khổng lồ được Fed in và bơm ra ngoài nền kinh tế thường dưới danh nghĩa “Gói hỗ trợ nền kinh tế”, “Kích thích kinh tế phát triển” và công cụ chính là “hạ lãi suất cho vay”

Khi lãi suất cho vay thấp bạn sẽ nghĩ đến điều gì ?

Đúng rồi - Vay tiền để tiêu dùng, đầu tư, mở rộng kinh doanh =)))

Vì lãi suất vay thấp nên người dân sẽ phát sinh các nhu cầu vay vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất. Vay mua nhà mua xe, mua bất động sản...

Sợ gì tiền đang rẻ mà =)))

Đương nhiên người vay sẽ không cầm tiền một cách dễ dàng mà đổi lại phải có tài sản thế chấp. Và họ thế chấp bằng gì ? Bằng tài sản thực, nhà thực, xe thực, của cải thực.

Vì có nhiều tiền lưu thông nên đây là giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng mạnh, giao dịch nhiều hơn, tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh mua bán, doanh nghiệp có tiền mở rộng thuê thêm nhiều nhân công, việc làm cũng từ đó mà gia tăng.

Mọi thứ đều tốt, doanh nghiệp mở rộng doanh, người dân chi nhiều tiền hơn để mua sắm nhà cửa xe cộ.

TUY NHIÊN:

Vay nhiều thì hệ quả là nợ nhiều. Và đến khi các con nợ đã bước sâu vào con đường này thì Fed chuyển sang giai đoạn 2 - Siết nợ.

Giai đoạn 2: Hút tiền - Siết nợ

Tiền lưu thông trong xã hội nhiều sẽ tạo ra lạm phát và “kiềm chế lạm phát” là cái cớ tuyệt vời để Fed tiến hành bước “thu lưới”

Fed bắt đầu tăng lãi suất và kiểm soát chặt tín dụng.

Vì thắt chặt tín dụng nên dòng vốn trở nên khó khăn, hoạt động kinh doanh chậm lại, sức mua yếu dần và đi kèm là lãi suất ngân hàng không ngừng tăng dẫn đến việc lợi nhuận tạo ra bị bào mòn mạnh, doanh nghiệp người dân phải trích một phần thu nhập để trả lãi suất vay nợ nhưng ôi thôi, lãi suất ngày càng tăng.

Các doanh nghiệp nhà máy đi xuống và không có lợi nhuận từ đó cắt giảm công việc và phá sản.

Người dân mất việc không còn khả năng chi trả những khoản nợ vay tiêu dùng và mua tài sản trước đó.

Vì không còn năng lực trả nợ nên ngân hàng sẽ tịch thu bất động sản, đất đai tài nguyên họ đã thế chấp với định giá rẻ mạt, giá trị chỉ bằng một phần nhỏ giá trị thực. Tiền do Fed in rồi sẽ lại quay về Fed.

Từ đó chúng ta có một khái niệm mỹ miều “CHU KỲ KINH TẾ”

* Cứ mỗi 10 năm người nghèo - trung lưu lại chia tài sản cho giới siêu giàu.

* Cứ mỗi 10 năm lại có một quá trình nuôi béo - xén lông.

* Cứ 10 năm một lần, phần lớn các loại tài sản lên đỉnh rồi lại về đáy.

Làm thế nào để thoát Game ? Thị trường chứng khoán Mỹ, Việt Nam sẽ về đâu, đã suy thoái hay chưa ?

Hồi sau sẽ rõ..

Nguồn: Phạm Duy Đức