Quá trình thành lập và phát triển của VIB.

Ngày 18/09/1996 thành lập Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam hay còn gọi là VIB Bank, trụ sở chính nằm tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Số vốn đăng ký ban đầu của VIB là 5.644 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 123,2 tỷ đồng. Đến năm 2006, trung tâm thẻ VIB của ngân hàng được thành lập, VIB Values - thẻ ghi nợ nội địa cũng được phát hành.

ngan-hang-vib-cua-dai-gia-dong-au-dang-khac-vy-da-phat-trien-ra-sao-1-1683195841.jpeg

Năm 2007, vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 2.000 tỷ đồng. Năm 2008, nhiều dự án tiềm năng đã được ngân hàng thông qua mục đích đưa ngân hàng phát triển. Đồng thời, thẻ tín dụng cũng được VIB chính thức phát hành. Ngoài ra, ngân hàng còn thành lập thêm khối công nghệ.

Năm 2009, ngân hàng triển khai dự án đổi thương hiệu, khi đó vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 3.000 tỷ đồng. Năm 2010, VIB trở thành đối tác chiến lược của CBA - ngân hàng hàng đầu thế giới và bán lẻ hàng đầu Australia với 100 năm kinh nghiệm.

Năm 2014, ngân hàng VIB có tiềm lực kinh tế ổn định. Năm 2017, VIB chuẩn bị niêm yết 564.442.500 cổ phiếu trên UPCoM, kết quả giao dịch 10 tháng đạt 93,079 tỷ đồng tổng tài sản.

Năm 2022, ngân hàng trình kế hoạch kinh doanh với tổng tài sản tăng 26%, nâng quy mô vốn điều lệ lên 402.000 tỷ đồng.

Chân dung Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ.

Trong số những doanh nhân thành đạt từ Đông Âu hồi hương về Việt Nam, cái tên Đặng Khắc Vỹ bắt đầu được chú ý nhiều hơn kể từ khi ông giữ chức Chủ tịch HĐQT VIB. Là một trong 6 cổ đông sáng lập Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), phải đến năm 2013, tên tuổi của ông Đặng Khắc Vỹ mới nổi lên khi đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT.

ngan-hang-vib-cua-dai-gia-dong-au-dang-khac-vy-da-phat-trien-ra-sao-1683195832.jpeg

Sau 27 năm dưới sự lãnh đạo của Đặng Khắc Vỹ và các cộng sự, VIB đã có những bước phát triển vượt bậc về doanh thu, lợi nhuận, nợ xấu…

Ông Đặng Khắc Vỹ nguyên quán tại tỉnh Nghệ An, ông sinh năm 1968, ông Vỹ theo học tại Đại học thăm dò địa chất quốc gia Moscow S. Ordzhonikidze của Nga và  tốt nghiệp với bằng kỹ sư mỏ địa chất. Ngoài ra, ông còn có bằng tiến sĩ kinh tế tại Viện nghiên cứu khoa học công nghệ Kinh tế và Chính trị Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Theo giới thiệu, trước khi về Việt Nam thành lập VIB, ông Đặng Khắc Vỹ đã thành lập công ty riêng tại Liên bang Nga vào năm 1992 và được biết đến là "ông trùm" mì gói tại thị trường Nga với thương hiệu mì Rollton, với vai trò là Chủ tịch của Tập đoàn Future Generation. Năm 1999, ông Đặng Khắc Vỹ đồng sáng lập Mareven Food Holding Limited - công ty mẹ của Mareven Food Central, công ty này nắm giữ đến 46% thị phần mì ăn liền tại Nga.

Đến nay, Mareven Food Holding Limited có 3 trụ sở chính gồm Mareven Food Tian Shan (Almaty, Kazakhstan); Mareven Food Central (Moscow, Nga) và Mareven Food Europe (Kiev, Ukraine). Hai nhà máy đặt tại Nga và Kazakhstan có năng lực sản xuất ước tính hơn 2 tỷ sản phẩm mỗi năm và được bán tại 33 quốc gia, chủ yếu ở Đông và Tây Âu.

Khác với những Việt kiều Nga khác, ông Đặng Khắc Vỹ không bán hết tài sản để hồi hương mà chọn con đường riêng. Năm 1996, ông Đặng Khắc Vỹ cùng Việt kiều Nga thành lập Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB với số vốn ban đầu hơn 50 tỷ đồng và 23 nhân viên. Cái tên “VIB” được chọn rất khéo léo, phần nào cho thấy mục đích thành lập ngân hàng này từ nhóm Việt kiều này.

Tình hình kinh doanh của VIB trong quý I/2023.

Kết thúc quý I/2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 2.700 tỷ đồng. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động tăng hơn 19%, đạt hơn 4.900 tỷ đồng. Ngân hàng duy trì biên lãi thuần (NIM) trong bối cảnh lãi suất huy động và cho vay có nhiều biến động rất hiệu quả chỉ ở mức 4,6% . Chi phí hoạt động đã được kiểm soát tốt, từ đó tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) chỉ còn 32% trong quý I/2023, giảm đáng kể so với mức 35% cùng kỳ năm trước.

Nhờ đó, lợi nhuận trước trích lập dự phòng của ngân hàng đạt hơn 3.360 tỷ đồng, tăng 26% so với quý I/2022. Trong bối cảnh thị trường chung, mảng bán lẻ của nền kinh tế nói chung và VIB nói riêng gặp khó khăn, tỷ lệ nợ xấu của VIB tạm thời tăng từ 1,8% lên 2,6% vào cuối tháng 3/2023, trích lập dự phòng rủi ro 668 tỷ đồng trong quý I/2023, tăng gần 70% so với cùng kỳ.

Quý I/2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 2.700 tỷ đồng, với mức lãi này ngân hàng tiếp tục duy trì ROE ở mức 30%, năm thứ 4 liên tiếp cao nhất ngành. Vào cuối tháng 3/2023, tổng tài sản của VIB tăng 4,2% so với đầu năm, đạt hơn 357.000 tỷ đồng.

Trong năm 2022, số dư cuối kỳ CASA tăng 250%, số lượng tài khoản trực tuyến tăng 254%, tiền gửi trực tuyến tăng 106%. Đặc biệt, chỉ sau 6 tháng ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0 mới ra mắt đầu tháng 6/2022 đã cán mốc 1 triệu người dùng.

ngan-hang-vib-cua-dai-gia-dong-au-dang-khac-vy-da-phat-trien-ra-sao-1683195874.png

Biểu đồ: Tỉ trọng bán lẻ trên tổng dư nợ và ROE của các ngân hàng năm 2022. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.

VIB hiện đặt mục tiêu tăng từ 4 triệu khách hàng hiện tại lên 10 triệu khách hàng vào năm 2026. Theo đó, ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực cho công nghệ và ngân hàng số, đẩy nhanh tốc độ đổi mới để tạo ra các sản phẩm mới mang tính đột phá đáp ứng hầu hết các nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng, góp phần thúc đẩy một xã hội không tiền mặt và khẳng định mục tiêu dẫn đầu số hóa trong lĩnh vực ngân hàng.