dai-gia-dang-khac-vy-1678864507.jpg

Ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB phát biểu tại Đại hội đồng cổ dông thường niên VIB năm 2023 diễn ra tại TP.HCM vào sáng ngày 15/3

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị VIB, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa ngân hàng vào nhóm dẫn đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57%/năm trong suốt giai đoạn 6 năm qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp, vượt trội so với trung bình Top 10 ngân hàng niêm yết.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng
Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, 2017-2022. Nguồn: BCTC, 2016-2022.

Kiên định với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng, VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ thuộc top đầu ngành với tỷ lệ gần 90% danh mục tín dụng và liên tục dẫn đầu thị phần trong các mảng kinh doanh trọng yếu như cho vay mua nhà, mua ô tô, thẻ tín dụng...

Trong năm 2022, VIB đã phát triển các dòng thẻ tín dụng dẫn đầu xu thế thị trường với các tính năng sản phẩm vượt trội và lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam. Chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng khoảng 9 lần, từ gần 9.000 tỷ đồng năm 2018 lên đến mức 75.000 tỷ đồng năm 2022, đồng thời đứng đầu thị phần MasterCard tại Việt Nam.

Các gói tài khoản Sapphire cùng ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0 là những sản phẩm, dịch vụ nổi bật góp phần quan trọng đưa cơ sở khách hàng của VIB tăng 1 triệu khách hàng mới, chạm mốc 4 triệu sớm hơn dự kiến và nâng tỷ lệ giao dịch trên nền tảng số đạt hơn 130 triệu lượt, tăng 73% so với năm 2021, tăng 26 lần sau 5 năm và chiếm đến 93% tổng lượng giao dịch bán lẻ.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng 1
Tăng trưởng số lượng giao dịch ngân hàng số, 2017-2022. Nguồn: Báo cáo quản trị của VIB

Quản trị rủi ro vững mạnh, uy tín thương hiệu ngày càng được nâng cao

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị, VIB là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất thị trường với 90%, đồng thời là một trong những nhà băng có tỷ trọng trái phiếu trên tổng dư nợ ở nhóm thấp nhất ngành, chỉ chiếm 0,8% tổng dư nợ.

Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã xếp hạng VIB ở nhóm cao nhất ngành dựa trên những đánh giá về mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, hiệu quả sinh lời, quản trị thanh khoản và các chỉ số về độ nhạy. VIB luôn tuân thủ các chỉ số Ngân hàng Nhà nước đề ra và thường xuyên đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có Basel II, Basel III và IFRS.

Trả lời cổ đông tại đại hội, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB cho biết, năm 2022 và 2023 sẽ là năm khó khăn đối với thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Trong báo cáo cập nhật gần đây, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm 1.800 tỷ đồng trên tổng 232.000 tỷ đồng dư nợ của Ngân hàng.

Còn cho vay bất động sản có 3.800 tỷ đồng, rất nhỏ so với các ngân hàng khác, bất động sản chủ yếu cho vay công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

VIB chỉ có 3% cho vay trái phiếu và bất động sản trong tổng dư nợ. Còn báo cáo của Moody’s, dư nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ ở mức gần 15%, trong khi đại đa số ngân hàng khác cao hơn.

VIB có 90% dư nợ ở mảng ngân hàng bán lẻ, trong đó hơn 90% dư nợ có tài sản bảo đảm.

Cho vay nhà ở chiếm 5%, cho vay kinh doanh chiếm 17%, cho vay ô tô 18-19%, còn lại là cho vay sửa chữa nhà, cho vay thẻ, cho vay tài sản thế chấp bằng sổ tiết kiệm.

Về nhà ở kinh doanh của VIB khác với ngân hàng khác, VIB không cho vay nhà ở dự án đang triển khai, condotel… chỉ cho vay nhà ở đã có sổ hồng, sổ đỏ, cho vay đa mục đích vừa kinh doanh vừa ở. Nếu thị trường bất động sản giảm 30-40%, thì chất lượng tài sản đảm bảo của VIB an toàn.

Theo báo cáo phân tích, đánh giá độc lập của Moody’s và Credit Suisse phát hành đầu năm 2023, VIB là ngân hàng có bảng cân đối tài sản an toàn và vững mạnh. Trong đó, tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho vay đầu tư bất động sản trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp nhất trong Top 20 ngân hàng Việt Nam.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng 2

Thông qua kế hoạch lợi nhuận, chia cổ tức và tăng vốn điều lệ

ĐHĐCĐ VIB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng, tăng 20,36% và kế hoạch chi 35% cổ tức cho cổ đông, với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng. Tỷ lệ chia cổ tức cao đã được VIB duy trì thành thông lệ qua nhiều năm, góp phần gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của cổ đông dành cho ngân hàng.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng 3
Tỷ lệ chi trả cổ tức của VIB qua các năm. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2017-2022

Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và luôn nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam. VIB đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20 - 30% cho giai đoạn 2022 - 2026, từ đó tăng trưởng năng động và bền vững giá trị vốn hóa cho cổ đông.

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2023 và chiến lược cho giai đoạn chuyển đổi 2022 - 2026, Hội đồng quản trị VIB xác định các định hướng chiến lược như sau:

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng 4
Các định hướng chiến lược của VIB

ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 do hội đồng quản trị đề xuất, bao gồm tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận. Trong đó, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Chủ tịch VIB, ông Đặng Khắc Vỹ con số kế hoạch lợi nhuận đưa ra cho năm nay đã được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. VIB nghĩ rằng kế hoạch lợi nhuận năm nay là con số hợp lý với mô hình vận hành của VIB.

VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay 12.200 tỷ đồng 5
Kế hoạch kinh doanh 2023

Tại hội nghị, cổ đông đã bỏ phiếu bầu cử hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ IX (2023 - 2027). 

Nhiệm kỳ IX (2023-2027) của HĐQT VIB có cơ cấu dự kiến gồm tổng số 5 thành viên, trong đó 4 thành viên thông thường, 1 thành viên độc lập, 4 thành viên không phải là người điều hành. Như vậy, dự kiến sau khi bầu cử, cơ cấu thành viên HĐQT mới sẽ có 4 thành viên HĐQT nhiệm kỳ cũ, đảm bảo sự kế thừa trong công tác quản trị của VIB, đồng thời HĐQT VIB không có thành viên là người có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật CTCTD.

Trong danh sách đề cử, 4 thành viên HĐQT của nhiệm kỳ cũ là ông Đỗ Xuân Hoàng (TV HĐQT), ông Đặng Văn Sơn (Phó Chủ tịch HĐQT), ông Hàn Ngọc Vũ (TV HĐQT kiêm Tổng Giám đốc) và ông Đặng Khắc Vỹ (Chủ tịch HĐQT). Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh là ứng cử viên thứ 5.

Với tỷ lệ đồng thuận cao, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua 5 thành viên HĐQT, trong đó có 1 thành viên độc lập và 2 thành viên ban kiểm soát. 

Ông Đặng Khắc Vỹ là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB). Ông được Đại hội đồng Cổ đông bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị vào ngày 16.10.2013 và hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị khóa VIII (2019 – 2023). Trước đó, ông là Ủy viên Hội đồng Quản trị từ khóa I đến khóa VI.

Tại VIB, ông Đặng Khắc Vỹ và gia đình đang trực tiếp sở hữu 15% cổ phần của ngân hàng này. Ngoài ra, Uniben công ty liên quan đến ông Vỹ cũng đang nắm 4,7% cổ phần của VIB.