Cụ thể, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho đến hết quý II/2024, công ty chứng khoán này ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng liên tiếp 6 quý. Nhưng báo cáo mới đây, vào quý III/2024 mạch tăng lợi nhuận đã bị cắt đứt. 

Theo đó, lợi nhuận sau thuế của MBS ở mức 179 tỷ ở quý III này, thấp hơn nhiều mức 217 tỷ của quý II và cũng là mức thấp nhất trong 3 quý năm 2024.

Đáng chú ý, lợi nhuận của MBS đều rất phụ thuộc vào hoạt động cho vay margin, nhưng có thể thấy MBS đang phải đối mặt với bài toán tăng trưởng lợi nhuận khá “khó nhằn”.

loi-nhuan-mbs-dut-mach-6-quy-tang-lien-tiep-lieu-co-bien-gi-1728631683.jpg

Điều dễ hiểu khi MBS ghi nhận chuỗi 6 quý tăng lợi nhuận liên tiếp từ quý I/2023 đến quý II/2024 là nhờ tăng trưởng lãi từ hoạt động cho vay margin. Vào cuối năm 2023, dư nợ từ hoạt động này đã lên đến trên 9.200 tỷ tăng mạnh so với đầu năm.

Như vậy, được sự hậu thuẫn của ngân hàng phía sau, nhưng việc dư nợ cho vay margin có xu hướng “giậm chân tại chỗ” trong 3 quý vừa qua là tín hiệu kém khả quan đối với triển vọng lợi nhuận của MBS.

Thông tin về Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS), được biết có tiền thân là Công ty Chứng khoán Thăng Long. Ra đời từ năm 2000, được Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) thành lập.

Được biết, MBS là một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2016. Hiện tại đứng trong top 10 công ty môi giới lớn nhất Việt Nam, nhưng từ Top 5 xuống Top 7, Biên lợi nhuận giảm mạnh xuống còn 14%, đặt ra câu hỏi về chiến lược kinh doanh của MBS

Còn vào thời điểm cuối quý III/2024, tổng tài sản của MBS tăng 22% so với đầu năm lên 19.556,6 tỷ, với quy mô cho vay margin tăng 1.152 tỷ so với đầu năm lên 9.671,3 tỷ.

+++++++++++++