Lợi nhuận của hầu hết các hãng bia đều lao dốc vì quy định nồng độ cồn, Sabeco cũng không tránh khỏi. Nhu cầu tiêu thụ thấp khiến lợi nhuận của Sabeco đi xuống phải hợp nhất công ty con.

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) đạt mức 78.000 tỷ vốn hóa, khi mức giá 60.600 đồng/cp. Năm  2017 Thaibev đầu tư vào Sabeco tham vọng chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam, “đại gia” Thái Lan đã bỏ túi hơn 9.000 tỷ cho khoản đầu tư này, nhưng tạm lỗ 3,5 tỷ USD sau gần 6 năm qua.

loi-nhuan-cua-sabeco-di-xuong-phai-hop-nhat-cong-ty-con-1710142307.jpg

Lợi nhuận của hầu hết các hãng bia đều lao dốc vì quy định nồng độ cồn, Sabeco cũng không tránh khỏi

Doanh thu của Sabeco đạt 30.706 tỷ trong năm 2023, giảm 13% so với năm trước và thấp hơn cả năm 2016. Chỉ lãi sau thế vỏn vẹn 4.255 tỷ đồng, do kinh tế khó khăn cùng việc siết chặt quy định nồng độ cồn doanh số bán hàng của các hãng bia "tụt dốc".

Thông tin mới đây Sabeco sẽ hợp nhất CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco, mã SBB), mức tiêu thụ ngành bia có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi kinh tế thị trường. Sabibeco sở hữu bia không cồn (Sagota No-Alcohol) dự kiến sẽ khai thác thị trường tương lai.

Với cổ phiếu, SAB đã giảm liên tục và rơi xuống đáy lịch sử hơn 56.000 vào cuối tháng 2, gần đây tăng nhẹ với mức giá 60.600 đồng/cp.

Các đối thủ của Sabeco cũng có doanh thu sụt giảm đáng kể, hi vọng một tương lai gần hãng bia Việt này có lại doanh thu như triển vọng. Việc đi xuống của giá cổ phiếu Sabeco có thể đến từ triển vọng kém sáng sủa của ngành bia tại Việt Nam.