Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn đang nằm trong top 10 thế giới, các công ty nước ngoài đa số đặt các nhà máy và trụ sở tại đất nước hình chữ S này. Được mệnh danh là “Vua” cà phê, nhưng hiện tại Trung Nguyên đang đứng thứ 4 so với giá trị mang về của mình. Trong khi đó các công ty xếp phía trước toàn chiến thắng trên sân khách.

Thông tin từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2022-2023 có 3 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tính theo kim ngạch như: Outspan Việt Nam, Cà phê Ngon, Nestlé Việt Nam. Tập đoàn Trung Nguyên đứng ở vị trí thứ 4 tại bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp cà phê hòa tan xuất khẩu trong niên vụ.

Cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn, mang về giá trị xuất khẩu khoảng 510 triệu USD. Trong đó, Outspan Việt Nam có 17.500 tấn thành phẩm xuất khẩu và mang về giá trị hơn 100 triệu USD, được biết tập đoàn này của Singapore đầu tư vào Long An năm 2009.

duoc-menh-danh-la-vua-ca-phe-nhung-trung-nguyen-chi-dung-thu-tu-va-thua-xa-2-cong-ty-co-tru-so-o-viet-nam-1710083496.jpg

Được mệnh danh là “vua” cà phê nhưng Trung Nguyên chỉ đứng thứ tư thua xa các công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam

Tiếp theo là Công ty TNHH Cà phê Ngon của Ấn Độ chiếm hơn 79 triệu USD trong khi có 14.900 tấn cà phê. Đứng vị trí thứ 3 thuộc về công ty TNHH Nestle Việt Nam với giá trị 75 triệu USD và chỉ 9.200 tấn cà phê sản lượng. Ông “Vua” cà phê Trung Nguyên xếp thứ 4 với hơn 14.700 tấn nhưng chỉ mang về chưa tới 74,6 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng mức 4,1 tỷ USD nhờ giá tăng cao. Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam đạt 2.451 USD/tấn.

Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam, được người tiêu dùng yêu thích, nhưng tình hình kinh doanh những năm gần đây khá bấp bênh. Năm 2020 với 4.209 tỷ doanh thu nhưng chỉ có 91 tỷ đồng tiền lãi, hay năm 2022 có đến 6.172 tỷ đồng doanh thu nhưng nợ vay cũng phình lên khi 434 tỷ đồng.