273496390-10160910811703268-6952037088239773266-n-1644393396.jpg
 

Tình hình này có vẻ đang diễn ra ở Châu Âu, và số consumer spending của Anh vừa công bố đang thể hiện điều này.

https://www.ft.com/.../0253ee88-c9eb-458a-8911-bb760d127d14

Vậy nó tác động gì đến thị trường tài chính?

------------

Doanh số của một số công ty bán hàng tiêu dùng sẽ giảm, nhất là tiêu dùng không thiết yếu.

Số liệu mới nhất của Anh cho thấy chi cho không thiết yếu tháng 1 chỉ bằng một nửa so với tháng 12/2021. Chi cho tiêu dùng thiết yếu cũng tăng chỉ 10%, mức tăng chậm nhất từ tháng 4/2021.

Ngoài chuyện giảm chi tiêu, áp lực lạm phát trong khi thiếu người làm việc (labour force participation rate đang thấp kỷ lục trong khi số việc làm đang đăng tuyển thì rất cao, nghĩa là việc nhiều, người đi làm ít, Guardian ước tính tỷ lệ đăng quảng cáo tìm việc/số người thất nghiệp là 1.5), buộc nhiều công ty phải tăng lương.

Doanh thu giảm, chi phí tăng, lợi nhuận của một số doanh nghiệp niêm yết sử dụng nhiều lao động và mảng dịch vụ bán lẻ sẽ bị đe dọa.

Ngoài ra, lương tăng ở một số khu vực sẽ đẩy giá cả tăng nữa. Tiêu dùng chung sẽ chịu áp lực tăng trưởng chậm tiếp vì không thể tăng lương mạnh trong toàn bộ nền kinh tế.

Thực tế số liệu productivity không cho thấy tăng trưởng đáng kể. Nếu productivity không tăng mà tăng lương là không bền vững. Hệ quả xấu nhất sẽ là suy thoái.

Hiểu nôm na là cứ làm không ra thêm tiền mà cứ tăng lương hoài, cộng thêm central bank sẽ phải tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, đẩy chi phí lãi vay lên thì profit margin co lại. Nó co lại đến một mức thì doanh nghiệp lỗ, lỗ quá thì đứt, doanh nghiệp đứt, bank nợ xấu tăng nhiều, giảm qui mô tăng asset growth thì nền kinh tế sẽ đi vào suy thoái.

Nhưng đây là scenario xấu nhất thôi, trong trường hợp central bank tăng lãi suất mà giá cứ tăng hoài. 😁

Trong thời điểm này, chỉ có strong brand, tiêu dùng khá là thiết yếu hoặc tiêu dùng xa xỉ mà khách giàu thì mới có thể duy trì tăng trưởng, thậm chí tăng nhanh vì họ sẽ tăng giá nhanh hơn cả mức lạm phát nhiều lần, mà khách vẫn phải chịu, không bỏ đi. Nhưng tăng trưởng nhanh của những công ty đó sẽ ăn vào tăng trưởng các công ty khác vì cả chiếc bánh tăng chậm.

Ví dụ Amazon đã tăng giá Prime khá cao, và dân tình dự đoán là người tiêu dùng phải cắn răng chấp nhận, nhưng nghĩa là họ sẽ cut budget chỗ khác.

Ví dụ trường mình đang phải trả tiền cloud và services của Microsoft tăng thêm từ 11-20%, chi phí data phục vụ giảng dạy và research cũng tăng bình quân 15-20%. Những thứ này không thể cắt giảm thì sẽ cắt giảm tiền chi cho những mảng như lau dọn và chi phí IT không thiết yếu khác.

-------

Ảnh hưởng đến VN hay không?

Nếu nhu cầu tiêu dùng Mỹ & Châu Âu chững lại, không chỉ những nền kinh tế này, mà kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vì trung tâm tiêu thụ mà giảm tiêu dùng thì mấy trung tâm xuất khẩu như TQ và VN đang sống nhờ kỳ vọng xuất khẩu tăng mạnh sẽ gặp trở ngại.

VN dễ thở hơn TQ là mình mới mở lại nhiều hoạt động sản xuất bị đóng cửa, bắt đầu khôi phục lúc nào cũng dễ hơn.

Q1/2022 sẽ là giai đoạn mà người dân cảm nhận rõ áp lực của lạm phát và do đó chuỗi số liệu sẽ còn có thể xấu đi trước khi tốt lên trở lại.

Tuy nhiên, mình vẫn lạc quan vì nói chung tăng giá mà có nhiều việc làm mới vẫn đỡ hơn tăng giá mà đình đốn.

Vấn đề chỉ là nhà đầu tư sẽ phải xác định công ty nào sẽ lèo lái ra khỏi lạm phát tốt hơn các công ty khác. Lúc này không còn là vấn đề ngành nữa. Đợt công bố lợi nhuận hiện tại ở Anh và Mỹ cho thấy cùng ngành nhưng kiểm soát chi phí khác nhau một trời một vực, có ông để chi phí tăng đến gần 1/3, trong khi có ông kiểm soát chi phí giảm chứ không tăng.

Cái ông cắt được chi phí có thể bị xem là gian thương trong mắt người bên ngoài hoặc nhân viên, nhưng đối với nhà đầu tư, ông đó là người quản lý làm được việc.

Nguồn: TS Hồ Quốc Tuấn/ Group VWA