loqluk1xmv4tnqvfdf4y-1627373702.jpg
 

Mặc dù hợp đồng này đã thuộc về SpaceX, nhưng 2 nhà thầu còn lại là Blue Origin và Dynetics vẫn gửi đơn phản đối lên Văn phòng giải trình của Chính phủ liên bang (GAO) và đang đợi chờ quyết định.

Blue Origin hy vọng sự phản đối của họ với GAO sẽ giúp công ty đạt được bản hợp đồng thứ 2, phá vỡ thế độc quyền của SpaceX bằng cách thực hiện một cuộc trao đổi rất hấp dẫn. Theo đó, nhà sáng lập Amazon cho biết Blue Origin sẽ từ bỏ tất cả các khoản thanh toán với tổng giá trị lên đến 2 tỷ USD và trả tiền cho chuyến bay lên quỹ đạo để thử nghiệm công nghệ chỉ để đổi lại cơ hội có được hợp đồng. Không dừng lại ở đó, Bezos còn đưa thêm vào một điều khoản hấp dẫn rằng Blue Origin sẽ chi trả cho tất cả các khoản phí phát sinh trong quá trình phát triển hệ thống, đổi lại họ chỉ muốn một hợp đồng với mức giá cố định.

Khi trao hợp đồng cho SpaceX, NASA đã đưa các lý do bao gồm hạn chế về ngân sách của cơ quan này và cả năng lực mà SpaceX đã chứng minh được trong các chuyến bay vũ trụ trước đó đã khiến cơ quan quyết định trao đi cơ hội này. Theo quan chức cấp cao của NASA nhận xét bản hợp đồng của SpaceX mang lại những “giá trị tốt nhất cho chính phủ”. Bezos chia sẻ: “Do vấn đề về ngân sách, NASA đã chệch hướng so với chiến lược ban đầu là lựa chọn 2 nhà thầu. Đề xuất hấp dẫn của chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này. Nếu không có cạnh tranh, tham vọng Mặt Trăng của NASA cả trong ngắn hạn và dài hạn sẽ bị trì hoãn, kết quả lại đẩy chi phí lên cao hơn, gây tốn kém và chẳng mang lại lợi ích gì.”

Trong bức thư, Bezos cùng bày tỏ phản đối khi NASA đã để SpaceX sửa đổi bảng báo giá của mình, nhưng lại không cho Blue Origin cơ hội tương tự. “Đó là một sai lầm, điều đó thật bất thường, một cơ hội đã bị bỏ lỡ nhưng vẫn chưa quá muộn để khắc phục. Chúng tôi sẵn sàng giúp NASA kiểm soát các rủi ro kỹ thuật và giải quyết các hạn chế về ngân sách của như đưa sứ mệnh Artemis trở lại con đường cạnh tranh, đáng tin cậy và bền vững hơn.”

Được biết, bức thư này không phải là một phần chính thức trong quy trình đấu thầu của NASA, cũng không phải là một phần chính thức trong quá trình phản đối với GAO. Có vẻ như Bezos chỉ đang muốn thu hút sự chu ý và bày tỏ sự bất mãn của ông đối với hành động không công bằng của NASA. Tuy nhiên, hiện NASA vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi gì. Dự kiến đơn khiếu nại sẽ được xử lý vào đầu tháng 8/2021 dù theo một số nguồn tin việc thay đổi vẫn rất khó xảy ra.

Elon Musk từ lâu đã cạnh tranh với Bezos vì cả hai tỷ phú đều sở hữu các công ty thám hiểm không gian. Công ty SpaceX của Musk đặt ra mục tiêu một ngày nào đó vận chuyển con người lên Sao Hỏa, thậm chí Musk từng tuyên bố muốn thuộc địa hóa "hành tinh đỏ".

Musk trước đây từng gọi Blue Origin của Bezos là một "bản sao chép" và chế nhạo tàu đổ bộ Mặt trăng Blue Moon của công ty như một "quả bóng xanh".

Elon Musk dành khá nhiều thời gian để phản hồi các meme được gửi tới trên Twitter. Vào hôm 17/7, sau khi trả lời câu hỏi về phiên bản tự lái Tesla FSD Beta mới, tỷ phú người Nam Phi nhận được bức hình lấy cảm hứng từ meme nổi tiếng "For the Better, Right?" trong phim Star Wars, ghép mặt ông và Bezos.

Meme cà khịa chuyến bay sắp tới của tỷ phú Jeff Bezos. Ảnh: Twitter.

Meme cà khịa chuyến bay sắp tới của tỷ phú Jeff Bezos. Ảnh: Twitter.

Trong ảnh chế, Bezos nói ông chuẩn bị bay vào vũ trụ, nhưng thực tế chuyến bay sắp tới của ông chỉ là cận quỹ đạo, tức sẽ chỉ chạm vào rìa không gian, thay vì đi vào quỹ đạo hoàn chỉnh xung quanh Trái đất.