Năm 2001, chuyển đổi thành Công ty CP Dược phẩm Imexpharm với số vốn điều lệ là 22 tỷ đồng. Năm 2006, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM với mã IMP. Hiện tại trụ sở chính của công ty nằm ở số 4, đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng tháp.

Con đường hình thành và phát triển của công ty Imexpharm
Thành lập vào tháng 9/1983 với tên gọi xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp trực thuộc sở Y tế Đồng Tháp. Năm 1992, công ty trở thành công ty Dược Phẩm Đồng Tháp trực thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp. Năm 1999, trở thành công ty dược phẩm đầu tiên của VN thực hiện sản xuất nhượng quyền cho tập đoàn Biochemie của châu Âu. Tháng 7/2001, trở thành công ty cp dược phẩm Imexpharm sau khi là thực hiện cổ phần hóa theo quyết định 907/ QĐ TTg ngày 25/7/2001 với mức vốn điều lệ ban đầu là 22 tỷ đồng. Những năm tiếp theo mức vốn điều lệ của công ty liên tục tăng nhờ lợi nhuận tích lũy cùng với việc tiến hành phát hành cổ phiếu. 04/ 12/ 2006, chính thức lên sàn chứng khoán Hose.
Trước cơn bão tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm nhận thức được những cơ hội cũng như khó khăn thách thức. Năm 2012 tổng doanh thu của Công ty đạt 832 tỷ đồng, tăng trưởng 4% so với năm 2011. Theo đó, tổng doanh thu và thu nhập năm 2012 bằng 180% so với năm 2007. Nếu lấy mốc năm 2007 là năm trước nhiệm kỳ để so sánh thì trung bình mỗi năm của nhiệm kỳ, tổng doanh thu và thu nhập tăng 16%. trong năm 2012, Imexpharm đang sở hữu một tài sản gồm 15 nhóm sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng 70% doanh số của Công ty; đẩy mạnh khâu chăm sóc khách hàng, giữ vững thị trường, tái cấu trúc bộ máy, thực hiện tiết kiệm tối ưu trong sản xuất kinh doanh. Dự án nhà máy Cephalosporin Bình Dương, đưa vào hoạt động vào năm 2010 với tổng vốn đầu tư 113 tỷ đồng, cung cấp những giải pháp điều trị hiệu quả với giá cả hợp lý thay thế cho thuốc ngoại nhập. Năm 2012, nhà máy này đã đóng góp 25,6% doanh thu và 14,8% lợi nhuận cho toàn Công ty.
Năm 2015, công ty tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 289 tỷ đồng đồng thời phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các đối tác chiến lược là công ty cổ phần dược phẩm Pha No và triển khai xây dựng Nhà máy dược công nghệ cao tại Bình Dương theo tiêu chuẩn EU- GMP. 9 tháng đầu năm 2017, IMP đạt 764 tỷ doanh thu, tăng trưởng 17,2% so với cùng kỳ 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt 110 tỷ đồng, tăng trưởng 39% và đạt 69%.

Báo cáo tài chính quý 4/2018 với doanh thu thuần đạt 409 tỷ đồng, giảm so với con số 414,6 tỷ đồng đạt được quý 4/2017. Nguyên nhân được lý giải do trong quý 4/2018, Công ty tiếp tục mở rộng thị trường, cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 140,9 tỷ đồng, ngược chiều tăng 2,2% so với cùng kỳ. Do cơ cấu lại danh mục đầu tư tài chính, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi tốt làm doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến 117%, tuy nhiên chi phí tài chính cũng tăng đến 84%, chi phí bán hàng giảm 15%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 4/2018 đạt 39,4 tỷ đồng, tăng 39% so với lợi nhuận đạt được quý 4/2017. Lũy kế cả năm 2018 doanh thu Imexpharm đạt 1.219 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2017 và hoàn thành được 85% kế hoạch được giao. Trong đó doanh thu hàng sản xuất đạt 1.114 tỷ đồng, đóng góp xấp xỉ 88% doanh thu cả năm. Riêng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 469,6 tỷ đồng. Các khoản chi phí phát sinh cả năm không chênh lệch nhiều so với năm 2017. Kết quả, lợi nhuận trước thuế đạt 173,8 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ và hoàn thành được 91% mục tiêu kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 138,7 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2017.
Năm 2019, IMP ghi nhận doanh thu đạt gần 1,421 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế trước khi trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ đạt hơn 202 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. HĐQT IMP dự kiến lợi nhuận trước thuế trước khi trích quỹ phát triển khoa học công nghệ là 260 tỷ đồng, tăng 28% so với kết quả năm 2019 và tăng 18% so với kế hoạch năm 2019. HĐQT Công ty cũng thông qua việc xử lý các khoản nợ khó đòi ngày 05/02/2020 với tổng giá trị gần 24 triệu đồng. Cụ thể, sẽ xóa nợ theo biên bản họp của Hội đồng xóa nợ Công ty. Bên cạnh đó, IMP sẽ nhận hạn mức tín dụng dưới hình thức tín chấp tại các ngân hàng thương mại năm 2020 với tổng hạn mức là 300 tỷ đồng.
Kết năm 2020, tổng tài sản của Imexpharm hơn 2.096 tỷ đồng, tăng 13% so với ngày đầu năm. Trong đó, tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn đạt 145 tỷ đồng, gấp gần hai lần ngày đầu năm và chiếm 7% cơ cấu tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đạt 822 tỷ đồng, tăng 143 tỷ đồng và chiếm 39% tổng tài sản. Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của công ty chiếm 17%, xấp xỉ 366 tỷ đồng. Tổng nợ đi vay hết năm 2019 đạt 131 tỷ đồng, gấp hơn 3,5 lần ngày đầu năm và đều là vay ngắn hạn.
Tháng 8/2021. Ghi nhận, doanh thu thuần và thu nhập trong tháng của Imexpharm đạt 94,1 tỷ đồng, giảm 11,8% so với tháng 8/2020. Trong khi đó, nếu chỉ tính doanh thu thuần của Công ty là 93,8 tỷ, giảm 11,9%. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế đạt 17,2 tỷ đồng, giảm 14,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng, doanh thu thuần và thu nhập đạt 793,9 tỷ đồng tăng 0,9% so với cùng kỳ và bằng 51,9% kế hoạch năm. Tuy nhiên, doanh thu thuần chỉ đạt 779,3 tỷ đồng, giảm 0,2% so với 8 tháng đầu năm 2020. Lợi nhuận cũng giảm 0,1% và bằng xấp xỉ 50% kế hoạch năm.
Tháng 1/2022 doanh thu đạt 97,4 tỷ đồng giảm 17% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo Imexpharm lý giải, dù tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát tại các tỉnh phía Nam, nhưng thị trường chưa thực sự phục hồi hoàn toàn, do đó, doanh số của tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong tháng 1/2022 đã qua, công ty dược phẩm có trụ sở chính tại Đồng Tháp này chủ yếu bán hàng tự sản xuất, không có hàng nhượng quyền và xuất khẩu; doanh số OTC và ETC đều sụt giảm lần lượt là 18,9% và 17,4%. Cùng với đó, lợi nhuận trước thuế tháng 1 của Imexpharm chỉ đạt 19 tỷ đồng, tương đương bằng 95% cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn tháng 12/2021, khoảng 48%. Cổ phiếu IMP trong tháng 01/2022 tương đối kém thanh khoản so với cùng kỳ năm trước khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh, và cơ cấu cổ đông có nhiều thay đổi so với đầu năm 2021.
Chủ tịch hiện tại IMP là ai?
CTCP Dược phẩm Imexpharm đã công bố bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT vào ngày 05/02/2023 vừa qua, cùng loạt nhân sự khác, trong đó có hai cái tên mới đến từ cổ đông lớn của Imexpharm là SK Investment (Hàn Quốc). Cụ thể, bà Chun Chaerhan được bầu làm tân chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2027 của Dược phẩm Imexpharm. Còn ông Chun Suyong được bầu làm Thành viên HĐQT độc lập - phụ trách Trưởng Ủy ban Kiểm toán.
Bà Chun Chaerhan sinh năm 1979, trình độ chuyên môn MBA. Từ năm 2016 tới nay, bà Chaerhan công tác tại Vietnam – SK SUPEX Council, Hàn Quốc. Bà hiện giữ các chức vụ gồm người đứng đầu SK SUPEX Council, Việt Nam; Giám đốc, Thành viên HĐQT của SK Investment Vina III Pte. Ltd, Singapore; Giám đốc, Thành viên HĐQT của MSN Investment Vina III Pte. Ltd, Singapore; Giám đốc, Thành viên HĐQT của CTCP Maroon Bells, Việt Nam.
Ông Chung Suyong sinh năm 1972, trình độ Dược sĩ, MBA. Ông bắt đầu làm tại hệ sinh thái của SK Group từ năm 2016 với vị trí tại SK Holdings. Từ 2017 đến nay, ông giữ chức vụ Tổng giám đốc tại IQVIA Hàn Quốc.
Bà Chun Chaerhan và ông Chung Suyong là ứng cử viên thành viên HĐQT do cổ đông lớn SK Investment Vina III Pte. Ltd. đề cử.

SK Investment Vina III Pte. Ltd. là cổ đông lớn nhất của Dược phẩm Imexpharm với gần 31,8 triệu cổ phần nắm giữ, tương đương khoảng 47,7% vốn điều lệ của Imexpharm. Cuối năm 2022 vừa qua, nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc này đã có thương vụ với CTCP Đầu tư Bình Minh Kim, khiến pháp nhân này trở thành người có liên quan của SK Investment Vina III Pte. Ltd. và CTCP Đầu tư KBA, nâng tổng số cổ phần sở hữu của nhóm cổ đông này lên gần 43,1 triệu cổ phiếu, tương đương 64,6% vốn điều lệ. Về thay đổi nhân sự của IMP, công ty bổ nhiệm bà Trần Thị Đào làm Thành viên HĐQT, thay cho vị trí Phó Chủ tịch HĐQT và tiếp tục làm Tổng Giám đốc công ty. Ông Trương Minh Hùng và bà Hàn Thị Khánh Vinh tiếp tục làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới.