huy-goi-thau-hon-35000-ty-dong-tong-cong-ty-cang-hang-khong-viet-nam-acv-dang-kinh-doanh-ra-sao-1671376253.jpeg

Hủy gói thầu vì tất cả các hồ sơ dự thầu không đáp ứng được yêu cầu hồ sơ mời thầu

Mới đây, Tổng giám đốc Vũ Thế Phiệt của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã ký quyết định phê duyệt hủy gói thầu 5.10 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách” thuộc dự án thành phần 3 - - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Đại diện doanh nghiệp này cho biết lý do hủy thầu là vì tất cả các hồ sơ dự thầu không đáp ứng được yêu cầu hồ sơ mời thầu. 

Trước đó, Bộ GTVT có văn bản đề nghị Bộ KH-ĐT chủ trì và tổ chức triển khai giám sát, rà soát hoạt động đấu thầu của dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; trong đó có gói thầu “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách” thuộc Dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng.

Gói thầu số 5.10, có thời gian thực hiện hợp đồng là 990 ngày (33 tháng), bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết theo quy định của pháp luật Việt Nam kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

Theo Bộ KH-ĐT, ACV với tư cách là người quyết định đầu tư, người có thẩm quyền của dự án chịu trách nhiệm quyết định và chỉ đạo việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với gói thầu nêu trên. Được biết, khi ACV tổ chức hội nghị tiền đấu thầu đã thu hút gần 10 nhà thầu đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam tham dự. Tuy nhiên, đến ngày 8/11/2022 - thời điểm đóng thầu chỉ có 1 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

Tiềm lực rất mạnh của ACV

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là một công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Công ty có vốn điều lệ 21.771.732.360.000 đồng (Hai mươi mốt nghìn bảy trăm bảy mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi hai triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng), tương ứng 2.177.173.236 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong đó: Cổ phần Nhà nước nắm giữ 95,4%; các cổ đông khác nắm giữ 4,6%. ACV hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hiện đang trực tiếp quản lý và khai thác toàn bộ sân bay dân dụng tại Việt Nam. Cụ thể, đơn vị này đang phụ trách hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế và 13 Cảng hàng không nội địa.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Wikipedia tiếng Việt

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

ACV có 07 Cảng hàng không được Hội đồng sân bay quốc tế (ACI) cấp chứng nhận an toàn vệ sinh dịch tễ (AHA) là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Cát Bi, Liên Khương. Ngoài ra, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Phú Quốc được công nhận là thành viên chính thức của chương trình Sáng kiến Hành lang An toàn với Cảng HKQT Incheon - Hàn Quốc và chương trình Hành lang xanh được ACV xây dựng cũng góp phần giúp cho hành khách yên tâm khi di chuyển qua các Cảng HK.

Doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 08/01/2012, cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã ra Quyết định số 238/QĐ-BGTVT hợp nhất ba tổng công ty Cảng hàng không Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam thành Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. ACV có trụ sở chính tại địa chỉ số 58 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

quyet-dinh-huy-goi-thau-hon-35000-ty-dong-tong-cong-ty-cang-hang-khong-viet-nam-acv-dang-kinh-doanh-ra-sao-1671375710.jpg

Ban lãnh đạo của ACV

Chuyện kinh doanh của ACV

8 tháng đầu năm 2022, sản lượng hành khách ước đạt hơn 66 triệu hành khách, trong đó hành khách nội địa ước đạt gần 61 triệu hành khách, tăng 19,9% so với năm 2019; hành khách quốc tế giảm 81,5% so với năm 2019, tương ứng đạt hơn 5 triệu hành khách, nhưng đã có khuynh hướng gia tăng qua các tháng. ACV cũng đã đang khôi phục dần hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng sự hồi phục của thị trường hàng không hiện tại.

Kế hoạch năm 2022, ACV đặt ra mức doanh thu kỳ vọng là 10,294 tỷ, lợi nhuận trước thuế 2,566 tỷ. Tính đến cuối quý 3/2022, doanh nghiệp này đã ghi nhận mức doanh thu 4.204 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp 10,6 lần so với quý 3/2021. Trong đó, doanh thu phục vụ hành khách (PSC) đạt 1.981 tỷ đồng, tăng gần 40 lần, đây cũng là mảng đem lại doanh thu lớn nhất cho ACV trong thời điểm.

Về lợi nhuận gộp, ACV ghi nhận mức 2.380 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 1.000 tỷ. Ngoài ra, công ty này có nợ vay bằng đồng Yên Nhật, điều này cũng giúp ACV hưởng lợi bởi bối cảnh đồng tiền này đang có xu hướng giảm giá. Cuối cùng, công ty lãi chênh lệch tỷ giá tới 471 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, ACV còn dư nợ vay gần 70 triệu JPY bằng nguồn vốn ODA cho các dự án xây dựng nhà ga hành khách Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất và Dự án xây dựng nhà ga Quốc tế Nội Bài T2. Cùng kỳ năm ngoái, ACV ghi nhận mức lỗ 702 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng đến quý 3/2022, con số này đã đạt gần 2.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 2.118 tỷ đồng thuộc về cổ đông của công ty mẹ ACV.

ACV – Trang trí Giáng sinh và đón chào năm mới tại các cảng hàng không sân  bay - Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam - CTCP | Sân bay Việt Nam

Tính chung số liệu của 9 tháng đầu năm 2022, ACV đã đạt 9.768 tỷ đồng doanh thu – tăng 157% và lợi nhuận sau thuế thu nhập đạt 5.840 tỷ đồng – tăng gần 11 lần so với 9 tháng đầu năm 2021. EPS đạt 2.372 đồng. Như vậy, ACV đã vượt xa kế hoạch đã đặt ra trước đó.  Trong danh sách nợ xấu Tính đến ngày 30/09/2022, công ty này ghi nhận 2.624 tỷ đồng các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi.

Ngoài Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, ACV vẫn đang đầu tư xây dựng mới nhà ga T3 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga T2 Nội Bài, xây dựng mới nhà ga T2 Cảng HKQT Cát Bi, xây dựng mới nhà ga T2 Cảng HKQT Phú Bài, xây dựng mới đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay Cảng HK Điện Biên. Các hoạt động đều nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành hàng không, chứng minh được vai trò là doanh nghiệp nòng cốt trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.