Có em nào tự hỏi vì sao như vậy?
Nhưng câu hỏi tại sao người ta phải bàn tán về tiết mục của Mono thì quan trọng hơn nhiều. Hay nói cách khác, tiết mục ấy có cái gì để ng ta bàn tán?
Nếu trả lời được câu hỏi này, bọn em đi được 80% quãng đường trên hành trình tạo ra những câu chuyện truyền thông có thể viral.
Vậy nguyên lý và bản chất thật sự của viral là gì?
Hình trên cùng bên phải là thứ mà cô giáo gọi nó là “một đôi giày kể chuyện”. Anh Luan Thanh Vo, founder Quán của thời thanh xuân đã đặt nó ở chỗ này, đổ đất vào và trồng cây lên.
Nó không chỉ đơn giản là một chậu cây tái chế, mà là lời hứa của chủ quán, rằng sẽ dừng chân ở đây và ko đi đâu nữa. Anh Luân muốn dành trọn vẹn thanh xuân của mình cho quán, cũng là mái nhà chung của nhiều bạn câm điếc đang tự lo cho cuộc sống của mình.
Thay vì nói rằng tôi rất tâm huyết với dự án cộng đồng cho người câm điếc. Anh Luân đã biến đôi giày thành một câu chuyện truyền thông. Và câu chuyện này hay hơn những lời nói sáo rỗng hoặc là đao to búa lớn.
Chỉ có điều, nó hay nhưng không thể viral. Vì những người nghe câu chuyện này không có gì bàn tán. Thậm chí nó còn không đủ đơn giản để người ta đi kể tiếp.
Viral là một trạng thái đặc biệt của truyền thông, trong đó người nghe lại biến thành người kể, bằng cách lan truyền câu chuyện truyền thông đi tiếp. Vậy nên nguyên lý ở đây là, nếu câu chuyện của bọn em không đủ đơn giản đến mức để ng ta có thể lan truyền hay kể lại, thì nó vĩnh viễn ko bao giờ đạt được trạng thái viral. Bất chấp nó có hay ho thú vị hay xúc động thế nào.
Bọn em có thể rút điện thoại ra chụp lại đôi giày của thanh xuân. Nhưng như vậy thì ko phải là câu chuyện. Hình ảnh đó đăng lên sẽ được 0 like. Bọn e có thể viết lại ý nghĩa của đôi giầy vào mục caption kèm theo. Và cứ giả sử bọn e là học sinh giỏi quốc gia môn văn thì hình ảnh và caption đó cũng chỉ được mấy trăm like. Vì đấy cũng chưa phải là câu chuyện. Nó phải do chính founder kể lại một cách đầy cảm xúc, trong chính ko gian thanh bình an yên của quán, kèm theo mùi tinh dầu bảng lảng của thông, thì mới là câu chuyện. Và câu chuyện đủ đầy này, bọn em thấy rồi đó, nhìn vô tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp và rối rắm.
Quay trở lại phần trình diễn của chủ tịch Huy, nó là một tiết mục nhìn vô tưởng là phức tạp, nhưng thực tế lại vô cùng đơn giản. Bọn e ko cần phải là nhà văn hay một quay film thắng giải oscar để bà tám và phát tán câu chuyện này đi tiếp. Bất cứ ai giơ điện thoại lên đều có thể thành người kể chuyện. Ngay cả khi chỉ ngồi nhà và hóng, thì bất cứ ai cũng kể được câu chuyện này vô cùng hoàn chỉnh kiểu như:
Êh mày, chủ tịch ACB hát dưới mưa đó biết khum
Ông í cởi áo luôn mà
Mà body thằng chả nhìn mờ-lem nh
Uh ngon thiệt
Nhưng ảnh có ck rùi á bà ơi
Và đó là điều kiện tiên quyết đầu tiên để nó có thể viral.
Một số em không hiểu bản chất đã nói rằng “quan trọng là chủ tịch ACB nhìn rất mờ-lem”, nó đúng nhưng chưa đủ. Bọn em hoàn toàn có thể làm ra một sự kiện viral mà chẳng cần phải mờ-lem như thế.
Cô giáo lấy thí dụ luôn nha.
Vẫn với ý tưởng biến đôi giày thành một chậu cây để phát đi thông điệp tôi sẽ không đi đâu nữa, tôi sẽ dành cả thanh xuân của mình ở quán này để đồng hành cùng những người Câm Điếc. Chúng ta sẽ tạo ra một bức tường bằng gỗ, đặt cho nó một cái tên thật kêu là Bức tường lữ khách (hình dưới cùng bên phải).
“Đôi giày chậu cây” sẽ được đặt trang trọng lên vị trí trung tâm, kèm theo bảng meca “đôi lời nhắn gửi”.
Vì tại Quán của thời thanh xuân, các bạn bán cả tinh dầu và xà bông nông dược, nên chúng ta sẽ biến bức tường lữ khách trở thành quầy kệ trưng bày một số cục xà bông tạo hình đôi giày. Thí dụ như đôi giày xà bông tinh dầu gỗ thông, đôi giày xà bông tinh dầu tía tô, đôi giày xà bông tinh dầu sả java, đôi giày xà bông tinh dầu mùi già… chẳng hạn.
Khách nào ghé quán cũng có thể mua những chiếc giày xà bông rất dễ thương, và để lại dấu chân của mình trong quán bằng cách để lại sticker tâm sự. Đó cũng là cách để chúng ta biến một câu chuyện từ phức tạp trở thành đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể đi kể tiếp.
Khi này, câu chuyện của thanh xuân không cần phải do founder kể nữa, cũng không cần phải kể trong không gian xanh mát dễ thương an yên của quán, càng không cần sự trợ giúp của mùi tinh dầu Thông bảng lảng. Tất cả những gì mọi người cần làm, giờ điện thoại lên chụp hình và checkin Facebook.
Dăm bữa nửa tháng khi quán có người nổi tiếng ghé thăm, họ sẽ tặng lại cho chúng ta những đôi giày để mang đấu giá. Thế là lại có chuyện để bàn.
Nhưng ngay cả khi không có sự hỗ trợ từ người nổi tiếng, chúng ta vẫn có những vật phẩm độc lạ để cho mọi người bà tám. Thí dụ như việc bán đấu giá một đôi giày cổ tích bằng gỗ thông có tầm ướp tinh dầu do 20 em Câm Điếc điếc ngày đêm đéo gọt.
(Hậu quả của việc viết bài bằng giọng nói đây nhé các em. Đẽo gọt mà chị Apple ghi là đéo gọt)
Tuần 1, tuần 2, tuần 3 là những bức hình check-in và câu chuyện tâm tình của khách. Tuần 4 là sự kiện đấu giá đôi giày quyên góp của Hà Hồ. Tuần thứ 5 cho đến tuần thứ 10 lại là những content từ khách. Tuần thứ 11 đấu giá đôi giày của ca sỹ Sơn Tùng…
Tức là không chỉ làm cho câu chuyện trở nên đơn giản và hấp dẫn, chúng ta còn biến nó thành một câu chuyện dài kỳ. Mà trong truyền thông, Việc nói nhiều thì quan trọng gấp 1000 lần việc nói to.
Bây giờ thì bọn em đã hiểu, tại sao trong cuộc chiến giá rẻ của Di Động Việt với gã khổng lồ Thế Giới Di Động, cô lại nói rằng việc bán điện thoại rẻ hơn đến 400.000 vnđ là lợi thế rõ ràng không có gì bàn cãi. Nhưng nếu Chủ tịch Dat Nguyen của DDV muốn dùng câu chuyện “thay đổi triết lý kinh doanh” để thu hút số đông thì lại chưa hiệu quả. Vì đầu tiên là nó không hề đơn giản, sau nữa là nó không có gì thu hút để người ta bàn tán.
Hãy thử hình dung một cuộc bà tám thế này:
- Ê mày, biết gì chưa? Di Động Việt đổi triết lý kinh doanh đó. Ghê chưa ghê chưa.
- …
- Hiểu khum?
- Khùng hả má? Tới khúc hay chưa con điên?
- Hay mà. Triết lý kinh doanh mới của họ là…
- (Bốp) Tỉnh lại chưa? Ai chơi ngải bà à?
Quay lại với những thí dụ mà cô gợi ý hôm trước:
Chuỗi DDV tung chương trình khuyến mãi độc lạ tặng iPhone 14 promax cho khách hàng ký cam kết mua hàng vì giá trị thay vì giá rẻ.
1000 nhân viên DDV xếp chữ GIÁ TRỊ ở quảng trường Đông kinh nghĩa thục mở màn tháng đồng hành với khách hàng mùa bão giá.
DDV với chính sách chăm sóc khách hàng chưa có tiền lệ: tuyển 1000 nhân viên đến tận nhà từng khách hàng giúp cài đặt phần mềm, thay pin miễn phí và tặng luôn cả phiếu mua xăng.
Nó đã giải quyết được hai vấn đề “câu chuyện đơn giản” và “có thứ để bàn tán” một cách đồng thời.
Có một câu hỏi lớn cuối cùng mà cô đoán nãy giờ bọn em đang rất là thắc mắc. Đó là những ý tưởng dành cho di động Việt, hay Bức tường lữ khách mà cô gợi ý cho Quán của thời thanh xuân từ đâu mà có phải không? Nó chỉ đơn giản là áp dụng phương pháp sáng tạo câu chuyện truyền thông hấp dẫn bằng cách sử dụng 16 concept truyền thông bất biến (độc quyền của Truyền thông Trăng Đen) mà cô đã đề cập rất nhiều lần trong các bài viết trước.
Khi đã hiểu thấu đáo gốc rễ nguyên lý và cách làm viral, bọn em có thể “super-soi” thật kỹ tiết mục ca hát nhảy múa của chủ tịch và comment dùm cô, xem có bao nhiêu concept truyền thông đã xuất hiện trong phần trình diễn hấp dẫn này?
VIRAL NGHE TƯỞNG CAO SANG
CĂN NGUYÊN GỐC RỄ Y CHANG XÓM LÀNG
CHỊ XANH TÁM VỚI CHỊ VÀNG
CHỊ VÀNG TÁM TIẾP VỚI NGÀN NGƯỜI THÔI
Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long