Sacombank từng là biểu tượng tư nhân hóa mạnh mẽ của ngành ngân hàng. Nhưng rồi cú sáp nhập với SouthernBank và “khối u” tài sản liên quan ông Trầm Bê kéo STB vào một hành trình tái cơ cấu dài 10 năm dai dẳng và đau đớn.
Cái bóng quá khứ & lời hứa từ nội lực, bởi hiện tại:
✅ Tài sản tồn đọng gần 93.000 tỷ đã được trích lập đầy đủ
✅ Mỗi đồng thu hồi giờ đây là lợi nhuận ròng
✅ VAMC chỉ còn khoảng 2.000 tỷ, dự kiến xử lý xong trong quý II/2025
✅ Và lần đầu tiên sau hơn 15 năm, STB hé lộ khả năng chia cổ tức trong 2026
📌 Khách hàng tiểu thương lợi thế cũ, cơ hội mới

Từ thập niên 90, Sacombank chọn con đường riêng: phục vụ tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể nhóm khách hàng nhỏ lẻ, ổn định và trung thành.
Chính họ là nền tảng cho danh mục bán lẻ mạnh:
➡️ Vay tiêu dùng
➡️ Vay mua nhà
➡️ Thẻ tín dụng
➡️ Vay tín chấp cá nhân
👉 Giai đoạn 2020–2022, STB duy trì NIM vượt 5%, gấp đôi nhóm ngân hàng quốc doanh.
Tuy nhiên, từ cuối 2023, tín dụng tiêu dùng chậm lại vì thu nhập giảm STB đặt mục tiêu tăng trưởng 14% năm 2025, thấp hơn toàn ngành (16%). Nhưng đây là chiến lược hợp lý để làm sạch bảng cân đối, hơn là đua tăng trưởng ngắn hạn.
STB hiện đang giao dịch quanh vùng 40.000 – 42.000 đồng/cp, P/B khoảng 1,3 –1,4 lần. Tiệm cận với ACB, ngân hàng đã tái cơ cấu xong từ 2016.
📌 Bài toán chiến lược: tái định vị để vượt khỏi “vùng ngang”
Nếu muốn P/B bật khỏi mốc 1 lần, STB cần 3 “chất xúc tác”:
-
Xử lý xong tài sản bảo đảm
-
Bắt đầu chia cổ tức
-
Thoái vốn Nhà nước (32%) thành công cho đối tác chiến lược phù hợp
⚠️ Đây là bước khó nhất khi yêu cầu: tiềm lực tài chính, tuân thủ sở hữu chéo, giới hạn tỷ lệ nắm giữ…
📌 Sacombank viết lại được chương tăng trưởng hậu ông Trầm Bê?
Sacombank không chọn lối đi “doanh nghiệp lớn, khách hàng to”. Họ trung thành với chiến lược bán lẻ đại chúng, phục vụ người thu nhập trung bình và thấp nơi có biên lợi nhuận cao nhất nhưng cũng đòi hỏi chuyển đổi số và tinh gọn quy trình cho vay cực mạnh.
ACB đã đi trước, đã chuyển hướng. Nhưng cũng đang chịu sức ép giảm NIM. STB thì vẫn “cắm rễ” ở tầng đáy thị trường nơi không phải ai cũng kiên nhẫn phục vụ và đó có thể là lợi thế độc đáo trong chu kỳ tiếp theo.
Sacombank đã đi đến chặng cuối của hành trình tái cơ cấu dai dẳng nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Các cổ đông liệu có đủ kiên nhẫn để chờ đợi một thời kỳ mới?