Bắc Ninh là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Nơi đây tập trung rất nhiều KCN lớn. Tham khảo danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh thông qua bài viết sau.

Bắc Ninh có vị thế chiến lược trong trục kinh tế khu vực Hà Nội – Bắc Giang – Hải Dương – Hưng Yên. Nơi tập trung lượng lớn hàng hóa công nghiệp của khu vực miền bắc.

– Phía Đông giáp với Hải Dương

– Phía Tây giáp với Hà Nội

– Phía Nam giáp với Hưng Yên

– Phía Bắc giáp với Bắc Giang

Bắc Ninh đóng vai trò như “điểm nút” lưu trữ và trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh thành nói trên. Chính vì thế, cho nên, tuy là một tỉnh thành nhỏ (có diện tích bé nhất cả nước) nhưng sản lượng và giá trị hàng hóa sản xuất tại Bắc Ninh luôn thuộc top đầu cả nước nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng.

Qua 25 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bắc Ninh lên một tầm cao mới, tạo động lực đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

  1. Giai đoạn hình thành và phát triển
  2. Khởi đầu đầy tiềm năng:

Năm 1997, Bắc Ninh được tái lập, mở ra một trang mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của khu công nghiệp (KCN) trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển KCN. KCN Quế Võ – KCN đầu tiên của Bắc Ninh được thành lập vào năm 1997, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình bứt phá của KCN Bắc Ninh.

  1. Giai đoạn bứt phá (2000 – 2010):

Bắt đầu từ năm 2000, Bắc Ninh bước vào giai đoạn phát triển KCN mạnh mẽ. Hàng loạt KCN mới được thành lập, thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số KCN tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến như: KCN Đại Đồng (2000), KCN Tiên Sơn (2003), KCN Bắc Giang (2005), KCN VSIP Bắc Ninh (2007).

Nhân tố thúc đẩy bứt phá:

    • Chính sách thu hút đầu tư cởi mở: Bắc Ninh ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào KCN, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
  • Điểm đến đầu tư lý tưởng thu hút vốn FDI

Bắc Ninh cũng là tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp, luôn nằm trong top đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cùng những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, sự năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, Bắc Ninh ghi tên mình trong top những địa phương hút dòng vốn ngoại trên cả nước.

Bắc Ninh lọt top dẫn đầu cả nước trong hút vốn FDI 5 tháng đầu năm 2023.

Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 6.397,68ha trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động, cùng 26 cụm công nghiệp có tổng diện tích gần 900ha. Hệ thống các khu, cụm công nghiệp của tỉnh được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Bắc Ninh là địa phương duy nhất tại Đồng Bằng Sông Hồng lọt top 5 tỉnh, thành có khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI trong 10 tháng đầu năm 2023, với tổng số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD và gần 300 dự án cấp mới, tăng gấp 3,14 lần cùng kỳ năm 2022. Tính tới tháng 12.2022, Bắc Ninh xếp thứ 3 trong khu vực Đồng Bằng sông Hồng về thu hút vốn đầu tư FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 23 tỷ USD và lũy kế hơn 1800 dự án cấp phép còn hiệu lực.

Điều này cho thấy Bắc Ninh là một tỉnh đã phát triển vô cùng lớn về kinh tế, thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 89%, tiếp theo là ngành bất động sản (4,8%), ngành Vận tải, kho bãi (2,7%)…

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn “rót” vốn mạnh vào Bắc Ninh. Năm 2022, tỉnh thu hút được 2,22 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đứng thứ 4 toàn quốc. 7 tháng đầu năm nay, tỉnh có thêm 182 dự án FDI đăng ký cấp mới, tăng 124 dự án so với cùng kỳ năm trước, số vốn đăng ký mới đạt gần 769 triệu USD, tăng hơn 630 triệu USD. 

 

Hầu hết các dự án FDI thu hút vào các KCN đều thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này. Trong đó có các dự án của các tập đoàn lớn, có thương hiệu nổi tiếng trong khu vực và thế giới như: Canon, Samsung Electronics, Samsung Display, Hồng Hải Foxconn, ABB, Amkor, Goertek… Các dự án đều sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất (bao gồm cả chuyển giao công nghệ) của các dự án FDI trong giai đoạn này chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án.

  • Hạ tầng giao thông được cải thiện: Hệ thống giao thông kết nối KCN với các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa.

Bắc Ninh là địa phương được Trung ương đánh giá có hạ tầng giao thông phát triển nhất toàn quốc với nhiều công trình hạ tầng giao thông mang tính kết nối cao đưa vào khai thác, khẳng định hiệu quả đầu tư và hướng đi đúng của tỉnh.  Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa từ và đến các khu vực khác. Đặc biệt, sự kết nối với hệ thống giao thông quốc lộ, cao tốc và đường sắt giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.

Hệ thống giao thông trên địa bàn được xây dựng đồng bộ, tính kết nối cao tạo thuận lợi cho phát triển KT-XH. 

  • Nguồn nhân lực dồi dào: Bắc Ninh có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo bài bản, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN

Theo thống kê, tỷ lệ lao động có bằng cấp hoặc chứng chỉ thông qua đào tạo ở Bắc Ninh đã tăng từ 25,4% vào năm 2017 lên 27,5% vào năm 2018 và đến năm 2023 đã đạt mức 78%. Tỷ lệ lao động thông qua đào tạo ở khu vực thành thị là cao gấp 2 lần so với khu vực nông thôn. 

Trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn đang hoạt động tại Bắc Ninh luôn đòi hỏi về đội ngũ nhân lực có kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là nhân lực cao cấp có chuyên môn kỹ thuật tốt và trình độ ngoại ngữ tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn nhân lực trong tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu (lao động được đào tạo chỉ chiếm khoảng 15%). Đồng thời, việc tuyển dụng từ các tỉnh, thành phố khác chỉ giải quyết được khoảng 30 – 40% nhu cầu. Đối mặt với thực tế này, các doanh nghiệp buộc phải tìm giải pháp “nhập khẩu” nguồn nhân lực chất lượng từ nước ngoài, điều này lại đi kèm với chi phí cao.

Bắc Ninh đã cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thông qua sự chú trọng và đầu tư từ chính quyền cùng việc mở rộng các hình thức giáo dục. Hệ thống trường học tại đây đã phát triển mạnh mẽ, chất lượng giáo dục có những tiến bộ đáng kể, đồng thời đội ngũ giáo viên và quản lý được nâng cao trình độ chuyên môn. Cơ sở vật chất các trường học tại Bắc Ninh được đánh giá cao về tính đồng bộ và hiện đại bậc nhất toàn quốc với 100% trường công lập (từng) đạt chuẩn Quốc gia, trong đó tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 chiếm hơn 80%..

  • Giá thuê đất KCN cạnh tranh: Giá thuê đất KCN Bắc Ninh ở mức hợp lý so với các KCN khác trong khu vực, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc ghi nhận 68 dự án KCN với diện tích đất cho thuê đạt 12.000 ha. Giá đất cho thuê tăng ở mức 30% theo năm, đạt trung bình 138 USD/m2/chu kỳ thuê.

Khách thuê tại khu vực này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực điện tử và máy tính, sản xuất lắp ráp ô-tô, máy móc và thiết bị cũng như các cấu kiện liên quan tới năng lượng mặt trời. Một số doanh nghiệp nổi bật có hoạt động tại phía Bắc bao gồm Samsung, LG Electronics, Canon, Hyundai, Honda và Vinfast.

Tỷ lệ lấp đầy (cột nâu), tỷ lệ còn trống (cột vàng) và giá thuê (chấm) bất động sản công nghiệp tại các tỉnh/thành khu vực phía Bắc. Nguồn: Savills Việt Nam

Bắc Ninh là nơi có mức tăng giá thuê lớn nhất với mức tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 156 USD/m2/chu kỳ thuê. Mức tăng này có được nhờ sự quan tâm của các doanh nghiệp điện tử và các nhà cung cấp muốn đa dạng hóa, chuyển dịch khỏi Trung Quốc.

Thành tựu đạt được:

  • Thu hút hàng trăm dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD.
  • Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
  • Góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, biến Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước.
  1. Giai đoạn hội nhập và phát triển bền vững (2011 – nay):

Bước vào giai đoạn mới, Bắc Ninh xác định phát triển KCN theo hướng bền vững, thân thiện môi trường. Một số định hướng phát triển KCN trong giai đoạn này bao gồm:

  • Phát triển KCN sinh thái: Hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả, ứng dụng công nghệ xanh.

KCN sinh thái đầu tiên tại Bắc Ninh của Hanaka: Áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất: Khu công nghiệp Gia Bình II (Bắc Ninh) sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất từ các nước phát triển, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện, bảo vệ môi trường.

Khu công nghiệp Gia Bình II đi vào hoạt động sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, cả nước nói chung

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 khu công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch được duyệt là 6.397,68 ha. Trong đó, 12 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đóng góp quan trọng vào việc đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu luôn đứng trong top đầu của cả nước.

Trên tổng diện tích khoảng 250 ha, khu công nghiệp Gia Bình 2 được quy hoạch chuẩn xác, đáp ứng yêu cầu về tỉ lệ đất giao thông, cây xanh và khu công nghiệp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, ưu tiên đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.

Khu công nghiệp Gia Bình II ưu tiên ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch như điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao, không chỉ tạo ra các cơ hội kinh doanh mà còn góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các nhà máy và nhà xưởng được xây dựng theo các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời áp dụng công nghệ xử lý chất thải hiện đại để giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh

Về hạ tầng, KCN Gia Bình II được đầu tư mạnh mẽ, bao gồm các công đoạn từ giải phóng mặt bằng, san nền đến xây dựng hệ thống đường giao thông, cung cấp nước và thông tin liên lạc. Hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất lớn7.000 m3/ngày đêm cũng được tích hợp vào dự án, đảm bảo rằng quá trình sản xuất sẽ không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Dự án cũng sẽ có 2 hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải tập trung với dung tích chứa 21.000 m3 (2 hồ sự cố tương ứng với 2 mô-đun xử lý nước thải, mỗi hồ sự cố có dung tích 10.500 m3) Trong đó, các loại hình ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp là công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi, thông tin truyền thông.

  • Phát triển công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng: Thu hút các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng lớn.

Khu công nghiệp Bắc Ninh đã nhận được đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng kỹ thuật, bao gồm mạng lưới đường giao thông rộng rãi, hệ thống thoát nước, cung cấp điện và nước ổn định. Đồng thời, các tiện ích như viễn thông và mạng internet cũng được cung cấp đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai hoạt động sản xuất.

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN.
  • Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN kết nối với nhau, chia sẻ nguồn lực và hợp tác phát triển.

Mục tiêu:

  • Biến Bắc Ninh thành trung tâm công nghiệp điện tử, cơ khí lớn của cả nước.
  • Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
  • Góp phần vào sự phát triển chung của khu vực và cả nước.

Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, KCN Bắc Ninh đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Với những định hướng phát triển đúng đắn, KCN Bắc Ninh hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Hành trình bứt phá của khu công nghiệp Bắc Ninh” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản thấy được tiềm năng của bất động sản 63 tỉnh, thành trên Việt Nam. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

report-img

————————–

Dịch vụ chuyển đổi số doanh nghiệp BĐS-Sức bật hiệu quả và đột phá

Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

Dịch vụ tư vấn  

Tài liệu

Báo cáo nghiên cứu thị trường

————————–

Khóa học Sen Vàng: 

Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

—————————

Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

Website: https://senvanggroup.com/

Website: https://senvangdata.com/

Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

Hotline: 0948 48 48 59

Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án