Tầm 10 năm trước khi cuốn Inside the Plex được xuất bản thế giới mới biết thực sự Google có tới gần 3 triệu máy chủ (server) rải rác khắp các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu. Hệ thống máy chủ đông như dân số 1 quốc gia như thế mới đủ sức lưu trữ, xử lý công việc trên các nền tảng: tìm kiếm thông tin, bản đồ, tìm kiếm hình ảnh, video... Theo sau Google là Facebook, Amazon, Microsoft,... những tập đoàn khổng lồ cung cấp hệ thống máy chủ giúp nhiều tỷ người cũng làm việc với nhau 24/7.
Số hoá ở mọi ngóc ngách đời sống thì lượng dữ liệu được tạo ra hàng ngày của thời đại này chắc chắn nhanh hơn định luật Moore (Moore's law). Hàng tỷ bản ghi mới trên các trang web được index vào hệ thống máy chủ Google, hàng tỷ dòng trạng thái và hình ảnh được tải lên các mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter...), hàng tỷ video ngắn/dài được chia sẻ lên các mạng xã hội khác (YouTube, tiktok, Snapchat...). Đấy là chưa kể hàng tỷ nội dung khác được chia sẻ riêng tư hoặc thông qua các nhóm cộng đồng trên các nền tảng nhắn tin trực tuyến (OTT) như Viber, WhatsApp,...
Nhu cầu về trung tâm dữ liệu tăng hàng ngày, hàng giờ trên khắp thế giới và ở Việt Nam cũng vậy. Các trung tâm dữ liệu được xây dựng mới đều có quy mô lớn hơn, đẹp hơn, tiêu chuẩn cao hơn.
Ở Việt Nam, các 'ông lớn' trung tâm dữ liệu như Viettel, FPT Telecom, VNPT, CMC... là những đơn vị đã đang và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh để xây dựng các trung tâm dữ liệu mới. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng dần xuất hiện ở phân khúc này.
Ad theo dõi báo cáo của một số nhà đầu tư nước ngoài đã từng đầu tư vào trung tâm dữ liệu, lợi tức (yield) thậm chí còn tốt hơn so với đầu tư vào bất động sản thương mại (đầu tư vài chục triệu USD cho một trung tâm dữ liệu mang lại lợi tức cao hơn và ổn định so với đầu tư 1 toà nhà cho thuê/1 trung tâm bán lẻ cho thuê mặt bằng).
Nguồn hình ảnh: tổng hợp từ nhiều nguồn
--------------------------------



