fb-img-1701753595583-1701753632.jpg
 

Về nội dung chống sở hữu chéo nhất là nhà băng, nơi có nhiều mối quan hệ lợi ích kinh tế, nhất là ở các nền kinh tế đang chuyển đổi như VN là điều cực khó. Khi hầu hết giới làm nhà băng đều sở hữu những mối quan hệ khủng, đều có doanh nghiệp kinh doanh, và đói vốn trong thời điểm nền kinh tế cần nhiều vốn như hơn 10 năm nay. May có một số đội làm thành công, bứt top hơn đều ít nhiều đến từ việc kinh doanh ở nước ngoài, có điểm chung là khối đi Đông Âu về, doanh nghiệp họ sở hữu còn làm ra được dòng tiền.

Nói chung những quy định theo hướng dự thảo luật TCTD có là thay đổi, chống được sở hữu chéo ko cần chờ thời gian trả lời. Nhưng dưới các thông tin công khai ở kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát có liên quan tới Ngân hàng SCB và thực tiễn của thị trường thì mấy giải pháp hiện nay của NHNN thật ra mình đánh giá là đem bắt cóc bỏ đĩa, vì các nguyên nhân sở hữu chéo ko nằm ở việc tỷ lệ sở hữu đó.

Có 1 thực tế như này, mà hầu hết các nhà băng đều có thể dễ dàng đọc trên báo cáo tài chính vì hầu hết đều niêm yết/ đăng kí giao dịch trên các sàn chứng khoán  với các chuyên gia thì số liệu rất dễ để nhìn ra rằng SCB từ lâu đã âm vốn chủ, khi vốn điều lệ hơn 20k tỷ đồng (còn chưa biết số vốn đó có góp đủ không, hay là bài toán vốn ảo mà 1 số ông chủ hay dùng, vay tiền của ngân hàng để góp vốn, mua cổ phần như bầu Kiên trước đây, rồi lại sở hữu nhà băng, rồi cắm cổ phần vào vay ra nhiều tiền hơn, kiểu tay không bắt giặc), nhưng nguyên lãi dự thu của các công ty có bóng dáng sân sau của bà Trương Mỹ Lan là hơn 100k tỷ đồng. Cái lãi dự thu này được hiểu là lãi ko bao giờ thu được, nếu việc cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật đối với việc vi phạm.

Ở VN có đặc thù là: các cá nhân/ tổ chức nào đó sẵn sàng đứng tên hộ cho ông chủ, và ngược lại ông chủ cũng ko sợ rủi ro mất tiền nên vẫn “lách” bằng cách nhờ người khác đứng tên. Đặc thù này, làm cho vai trò giám sát của các cơ quan chức năng nếu chiếu theo số lượng 10, hay 15% cổ phần của 1 nhà băng ko còn ý nghĩa; chưa kể là cơ quan giám sát có chuyên môn nhất như cơ quan Thanh tra giám sát của NHNN (nhúng chàm hầu hết cả đoàn thanh tra SCB) ko phát huy được, khi cố tình ko thanh tra để trả lời câu hỏi là dòng tiền cho vay của các khoản tín dụng có liên quan đến bà chủ đi đâu, dùng vào việc gì? Như báo chí nêu. Hiện nay, nếu yêu cầu trả lời câu hỏi này về dòng tiền các khoản vay tương tự với các ngân hàng tương tự mà yêu cầu thanh tra làm rõ, sợ rằng số nhân sự làm việc tại cơ quan này ốm hết mà không đi làm ấy

Cách đây nhiều năm, khi bắt đầu từ ngân hàng nông thôn nâng 1 phát lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thử hỏi, ông chủ nhà băng thời điểm đó, tiền mua ngân hàng nông thôn còn không đủ, thì lấy tiền đâu ra để tăng vốn điều lệ. Thì khi đó nở rộ việc, làm sao có tiền để nâng vốn, và theo 1 kế hoạch pháp định đến ngày X phải tăng vốn mà không giám sát được nguồn tiền lấy ở đâu ra, thế là với chức năng huy động vốn từ dân của nhà băng đã tăng vốn cho tất cả các ngân hàng nông thôn thành công, đáp ứng yêu cầu về quy mô theo yêu cầu của NHNN. Chỉ trừ 1 vài nhà băng huy động được vốn cổ đông ngoại, cổ đông tổ chức có tiềm lực (kiểu quỹ Dragon capital với case ACB) thì mới có tiền thật để mà tăng quy mô, còn hầu hết là bài “lách luật” để đáp ứng quy định, tức là sau khi tăng vốn ngân hàng xong, thì cổ đông tăng nợ lên tương ứng. Do cổ đông chi phối hoạt động của ngân hàng như mô hình SCB thì họ muốn vay/ cho vay thì cũng không đơn vị nào kiểm soát được với các đặc thù nêu trên. Nhà băng yếu từ khi đó, khi các ông chủ nhà băng lại là người cần tiền nhất, mà họ lại sở hữu nhà băng.

Chắc phát hiện ra việc này, nên sau này các đời Thống đốc sau đã đưa vào luật và yêu cầu có tiền hãy nghĩ tới chuyện làm ngân hàng, tức là vốn phải thật. Nhưng đội tài phiệt mà đã sở hữu được nhà băng khi chưa có tiền, họ còn làm được nhiều việc phi thường hơn, cắt dòng tiền vay từ nhà băng vì biết NHNN sẽ giám sát đi hỏi có phải tiền vay không? Thậm chí có những case trên thị trường đồn biết được, họ thỏa thuận với nhau đưa cổ phiếu nhà băng để cắm vay tiền margin công ty chứng khoán kì hạn có 3 tháng 1 lần, rồi dùng tiền đó mua cổ phần ngân hàng thêm, tìm cách vào chi phối hoạt động của ngân hàng rồi lại vay tiền nhà băng ra trả lại cho CTCK, lại là mô hình SCB truyền thống, mà lại lách được quy định: tiền ban đầu khi mua cổ phần nhà băng ko vay từ ngân hàng. Nếu ai vào phần giao dịch thỏa thuận công bố công khai trên bảng giá xem nhà băng nào cứ 3 tháng thỏa thuận đảo 1 lần, số lượng giao dịch lớn là có bóng dáng câu chuyện đó. Vì VN mình ko cần chứng minh là số tiền vài k tỷ dùng để mua cổ phần nhà băng đó ở đâu mà ra? Nên nhiều chuyện bi hài, khi cổ đông của số tiền lên đến mấy nghìn tỷ mà CA điều tra ra nhiều khi lại toàn là đội hình nhà thuê, xe thuê, tiền tiêu còn chả có, nên mới ko chống trả được quy định mỗi cá nhân ko được sở hữu quá 5%, tổ chức ko sở hữu quá 15% mà bà Lan vẫn được cho là sở hữu trên 90% thông qua các đội hình đứng tên đúng luật kia.

Có những ngân hàng đại chúng, mò tận vào VN30 đứng để bán được cho các quỹ ETF 1 phần nào đó, chỉ họp cổ đông có 30 phút là kiểm đếm xong trên 80 - 90% cổ đông và bỏ phiếu thông qua rất nhanh các nội dung của cổ đông, bởi vì bản chất là số cổ đông đứng hộ đó đông và liều lĩnh lắm, họ ủy quyền cho nhanh. Đọc trên biên bản họp cổ đông là nhìn thấy ngay mà

Về các nhà băng cổ phần, cơ bản đều giống nhau về cách làm khi các ông chủ thật nhà băng cần vốn kinh doanh, nếu đi vay người khác, vay nhà băng nhà nước thì khó, vì cần có phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo…. nên cách dễ nhất là sở hữu 1 nhà băng, nơi có thể huy động vốn trực tiếp từ dân chúng qua thị trường 1 (cứ nâng lãi tiết kiệm lên là người dân gửi tiền cho mà tiêu vô tội vạ), rồi cho doanh nghiệp của mình vay lại. Có những nhà băng đã bứt tốp đi lên mặt bằng khác như TCB, VPB là tranh thủ được thị trường chứng khoán để IPO huy động được vốn, và có các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài; còn đại đa số vẫn lẹt đà lẹt đẹt và có cùng công thức chung là vay tiền của dân thông qua sổ tiết kiệm, sau đó đưa cho công ty thân quen làm ăn, và để dễ giải ngân thì đầu cơ bất động sản vô tội vạ; hoặc đầu tư vào các dự án hạ tầng/ khoáng sản/ sân golf… có tầm nhìn dài hạn…. đều bị dính bài toán là lấy vốn ngắn hạn đi nuôi dài hạn. Nên ông chủ nhà băng rõ khổ, suốt ngày phải nghĩ bài toán tạo và tăng tài sản, như có nhiều ông chủ làm sân golf thực tế hết 600 tỷ thì cho vay tới 2.000 tỷ, số dư đó dùng để trả nợ sau này, và dùng vào việc khác với hy vọng sinh lời để trả đủ. Do vậy mà bài toán tăng tài sản của các ông chủ nhà băng là cơ bản đều giống nhau, mà bà Trương Mỹ Lan là điển hình của việc tăng quy mô tài sản bất chấp, và dùng pháp nhân có dự án thật để SCB cho vay mà còn vay ké…

Nên để kiểm soát việc này, nếu mình làm ở QH, CP thì may ra mới kiểm soát được. Chỉ cần thông qua được luật:

1. Nhà băng cũng cần xếp hạng và công bố công khai về tiêu chí chấm điểm theo chuẩn quốc tế về basel 2, để người dân (khách hàng) họ chủ động lựa chọn dịch vụ, mà quan trọng là họ đánh giá khả năng phá sản để quyết định có gửi tiền hay không

Hiện nay, có xếp hạng nhà băng do NHNN xếp nhưng nghe nói đưa vào danh sách tài liệu mật, và dùng cái xếp hạng này để NHNN cấp hạn mức tín dụng. Việc này mới hạn chế được việc tăng quy mô tài sản kiểu ko cho vay được nhiều do hết chỉ tiêu tín dụng mà chưa hạn chế được việc vay tiền ở dân cư (nguồn tiền dùng để cấp tín dụng mới là quan trọng), chưa kể lại đẻ ra cơ chế xin – cho.

2. Nhà băng cũng là doanh nghiệp, cần có cơ chế phá sản để người dân gửi tiền buộc phải chọn nhà băng có xếp hạng tốt hay ngân hàng nhà nước mà gửi tiền thay vì hiện nay dân lấy tiêu chí lãi suất cao để gửi tiền. Vì hầu hết, khi có chuyện xấu xảy ra, đều được nhà nước bảo đảm là có đủ tiền cho dân rút như 1 lời bảo vệ ngầm cho dân và phải lấy tiền ngân sách ra để bảo vệ cho các ông chủ nhà băng.

Nếu giải quyết được bài toán này, thì mới đúng là người có tiền mới làm chủ nhà băng, và kể cả người ta có mua 100% cổ phần của 1 nhà băng thì vẫn kiểm soát, giám sát được dễ dàng hơn. Vì thị trường, vốn tư nhân họ sẽ khôn hơn. Vốn của họ, họ ko cho vay bừa bãi vào các lĩnh vực kém hiệu quả đâu.

Định hướng bằng chính sách mới là cách làm thông minh, và cần có lộ trình, không là lại làm 1 phát chết sạch những ông chủ dùng vốn ngắn hạn đi đầu tư dài hạn thì nền kinh tế cũng đi bụi. Khi nào người dân, nhà quản lý quen với việc nhà băng bị phá sản thì việc giám sát đơn giản hơn nhiều, đỡ mất cán bộ nhiều như vụ SCB.

Lúc nào rỗi mình lại viết thêm mấy ông chủ nhà băng, khi bị giám sát kĩ, khó cho dn mình vay thì đã hướng người dân mua trái phiếu riêng lẻ 5 không của dn của mình để đảo nợ từ sổ tiết kiệm sang trái phiếu mà Vạn Thịnh Phát là case điển hình, để thoát việc giám sát của NHNN như thế nào.