Ngày 26/12, trong khuôn khổ của chương trình Year End Party tại Hà Nội, cộng đồng Brand Walkers rất may mắn mời được Shark Phú – Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse đến chia sẻ về chủ đề “Khát vọng thương hiệu Việt” tại Legacy Yên Tử.

Khách mời phần thảo luận còn có sự góp mặt của Ms. Dương Thanh Tâm - Nguyên PTGĐ Vincommerce, Chuyên gia quản trị chiến lược doanh nghiệp.

Anh Phạm Đình Nguyên và tôi có tham gia làm Moderators trong hội thảo này, đồng thời recap được một số ý cơ bản sau:

1. Thế nào là “Thương hiệu Việt”?

Nhận thức của các doanh nghiệp, NTD và cơ quan ban ngành, quy định của nhà nước về việc "thế nào thương hiệu Việt” còn chưa rõ ràng và nhất quán. Anh Phú đưa ra câu hỏi Bia Sài Gòn bán cho Thái Lan, Kinh Đô bán cho Mondelez thì có còn là thương hiệu Việt nữa không?

Theo quan điểm của anh Phú “Thương hiệu Việt” nên được gắn liền với nguồn gốc ra đời của thương hiệu đó. Câu chuyện SX ở đâu “Made in …” không quan trọng vì 2 lý do:
- Xu thế về chuỗi cung ứng toàn cầu
- Giá thành sản phẩm chỉ chiếm khoảng 30-35% giá bán trong đó phần SX chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là nguyên vật liệu. Vậy cái điểm “Made in …” chỉ chiếm khoảng 5% trong giá bán có thực sự quan trọng như chúng ta lầm tưởng.

Tuy nhiên “Thương hiệu Việt” nên có các cấp độ ưu tiên giảm dần như sau:
- 100% Việt Nam cả nguồn gốc và SX.
- Chủ Thương hiệu là Việt Nam (SX có thể không ở Việt Nam)
- Sản xuất ở Việt nam (có thể chủ VN hoặc nước ngoài)

Và cuối cùng anh nhấn mạnh, không phải vấn đề made in ở đâu, mà quan trọng là hệ thống quản lý chất lượng của từng doanh nghiệp và quốc gia đó như thế nào.

2. Chuỗi giá trị

Vì sao các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức… không tham gia sản xuất, họ chỉ tập trung vào R&D, phân phối và thương hiệu.
Khi mới tham gia thị trường chúng ta thường không đủ nguồn lực để lm chủ tất cả các mắt xích của chuỗi cung ứng. Chúng ta phải chọn những mắt xích chúng ta có lợi thế nhất, tập trung vào một thứ để làm thật tốt, phần còn lại là out source trong hoặc ngoài nước.

Vì sao một sản phẩm chỉ cần gắn mác của Đức là có thể bán giá cao hơn 50%? Đó là câu chuyện của thương hiệu. Anh Phú nhấn mạnh giá trị và vai trò của thương hiệu. Theo Shark Phú thì thương hiệu là mắt xích có thể chiểm tỷ lệ giá trị rất cao trong chuỗi giá trị của bất cứ sản phẩm & dịch vụ nào.

3. Cơ hội trong khủng hoảng

Khủng hoảng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng lại mô hinh và sản phẩm. Nếu vượt qua được khó khăn và khủng hoảng, điều đó cho thấy mô hình của doanh nghiệp đúng hoặc sản phẩm đúng. Nếu bạn thành công trong giai đoạn thị trường đang tăng trưởng, thì chưa chắc là do bạn làm tốt mà do thị trường tốt sẵn.

Khủng hoảng cũng là thời điểm vàng để kiếm tiền và khởi nghiệp. Nếu có thể hãy khởi nghiệp trong khủng hoảng và chọn những ngành đang chết vì trong khủng hoảng sẽ nhiều doanh nghiệp chết, bạn có thể kiếm được những deal hời, và chuẩn bị để bứt tốc khi thị trường hồi phục.

4. Kịch bản cho khủng hoảng

Không chờ đến khi có khủng hoảng mới lên kịch bản. Để làm tốt chúng ta cần nghĩ đến những kịch bản đối phố ngay từ lúc thị trường còn ổn định và tăng trưởng để không bị động trong khủng hoảng.

5. Giá trị thật từ tâm

Trong quá trình tiếp xúc với anh Phú từ khi tư vấn dự án tái định vị thương hiệu tập đoàn Sunhouse năm 2016 do Richard Moore Associates tiến hành, và trong vòng vài tiếng ít ỏi ngày 26/12 vừa rồi điều mà tôi thấy anh Phú nhắc nhiều nhất là “chân thật”. Anh muốn mang đến giá trị thật cho khách hàng, muốn khách hàng cảm nhận Sunhouse là “chân thật”, và với nhân sự Sunhouse, như anh chia sẻ anh cũng đối xử “thật” từ chính cái tâm của mình. Có lẽ đó là lý do vì sao các nhân sự key ở Sunhouse đều là những người kỳ cựu theo anh từ những ngày đầu tiên.

Phần thảo luận với Ms.Dương Thanh Tâm bổ sung thêm những góc nhìn rất sắc bén của người thực thi ở tầm quản trị chiến lược.

Tâm chia sẻ về khát vọng thương hiệu Việt, không nên chỉ dừng lại ở khát vọng của doanh nghiệp mà hãy chuyển khát vọng đó từ người làm (DN) sang người mua. Tương tự như câu chuyện NTD không hiểu tại sao rau muống của VinEco (Tâm có thời gian ngắn điều hành VinEco) đắt gấp 2-3 lần ở ngoài chợ? Tâm cho rằng DN cần kể cho khách hàng câu chuyện về thương hiệu và sản phẩm của mình, nó được SX như thế nào? Tại sao nó đắt? …

Câu chuyện khủng hoảng và các DN cần chuẩn bị KHKD chủ động như thế nào cho 2021? Tâm cho rằng KHKD theo quan điểm của Tâm không phải là năm nay tăng trưởng bao nhiêu so với năm ngoái mà là những kế hoạch DN chưa từng làm trước đó. Với bối cảnh khó dự đoán, DN cần có kịch bản màu đen, màu xám và màu xanh cùng với nguồn lực và năng lực thực thi để ra quyết định.

Chia sẻ từ người thật việc thật thực sự vô cùng chất lượng và đáng giá!

Tác giả: FB  Phuong Thi Phung