Forbes thay đổi cách tính vốn hoá đối với VFS và làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng và vị trí xếp hạng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?
Đúng hay Sai?

Theo bảng xếp hạng tỷ phú thời gian thực của Forbes, vào sáng ngày 30/8 theo giờ Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng vẫn được thống kê là có khối tài sản 39 tỷ USD, đứng hạng 30 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh, và thứ 4 châu Á.
Nhưng tối ngày 30/8 (theo giờ Việt Nam), cũng theo danh sách trên, Forbes đánh giá tài sản của ông Vượng chỉ còn 6,7 tỷ USD.
Chúng ta có thể thấy Forbes lúng túng trong việc đánh giá vốn hoá của VFS, vì lượng cổ phiếu VFS đang được giao dịch (foat) hiện đang rất thấp, chỉ khoảng 1% tổng số cổ phiếu của VFS.
Như tôi đã phân tích trong bài ngày 28/8, khi toàn bộ số 2,3 tỷ cổ phiếu, chiếm hơn 99% tổng số cổ phiếu VFS, của ông Vượng và Vin Group vẫn chưa được đưa vào giao dịch thì giá thị trường, tức là giá khớp trên sàn của cổ phiếu VFS trên sàn sẽ có xu hướng tăng lên giảm xuống với độ biến động rất lớn. Nguyên nhân chính là những hành vi giao dịch phi lý trí của nhà đầu tư, bởi các chiến thuật trading của nhà đầu tư sành sỏi. Chứ không phải là nguyên nhân mà nhiều người hay nói là đo đội lái VFS quá giỏi.
Vì lý do tỷ lệ float thấp này mà trước đây Forbes đã chiết khấu 30% từ giá thị trường của cổ phiếu VFS để tính vốn hoá của VinFast, và tài sản của ông Phạm Nhật Vượng.
Tuy vậy, vào tối 30/8, sau khi tham khảo với một số nhà phân tích cổ phiếu, Forbes đã quyết định không dùng giá thị trường của cồ phiếu VFS để tính vốn hoá của VinFast. Thay vào đó họ định giá theo phương pháp so sánh tương quan. Forbes dùng hệ số P/S - Price to Sales (Giá / doanh thu) trung bình để định giá VinFast.
Cụ thể họ đã tham khảo hệ số P/S của các công ty Lucid, Nio, Tesla và dùng hệ số P/S bình quân đó nhân cho doanh số của VFS để định ra giá trị vốn hoá của VinFast.
Bằng cách đó, Forbes ước tính cổ phần của ông Vượng tại VinFast có giá trị vào khoảng 2,3 tỷ USD và tổng giá trị tài sản ròng của ông là 6,9 tỷ USD.
Cách tính này đúng hay sai?
Theo tôi, cách tính trước đây, gọi là cách tính 1: đưa vốn hoá VFS và tài sản của ông Vượng lên đến cả trăm tỷ là không hợp lý.
Thế nhưng cách tính hiện tại, gọi là cách tính 2: áp hệ số P/S của các công ty khác cho VFS cũng không đúng. Người ta chỉ áp dụng cách tính này cho công ty chưa niêm yết, chứ không thể áp dụng cho công ty đang niêm yết, đã có giá giao dịch trên sàn.
Nếu cách tính 1 là sai sai.
Thì cách tính 2 là rất sai.
Không hiểu sao Forbes lại áp dụng cách tính 2 này. Có thể là họ bị áp lực nào đó. Cũng có thể họ lúng túng. Tình huống doanh nghiệp niêm yết qua SPAC với 0.3% cổ phiếu giao dịch đã tạo ra 1 bài toán quá khó cho các đơn vị, tờ báo tính toán vốn hoá, xếp hạng tỷ phú.
Tuy vậy, việc tính giá trị vốn hoá hay xếp hạng tỷ phú của các báo không quá quan trọng, và việc này sẽ được giải quyết khi số cổ phiếu được giao dịch tăng lên như các doanh nghiệp niêm yết khác.
Việc quan trọng là tình hình kinh doanh của VinFast. Doanh số cao, tăng trưởng tốt thì giá trị vốn hoá của doanh nghiệp và tài sản của ông chú sẽ tăng tương ứng!
Chú Ba tài chính