Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hôm 16/03 đã chính thức phê duyệt đợt tăng lãi suất đầu tiên để giải quyết tình trạng lạm phát tồi tệ tại Mỹ. Theo đó, vào ngày 17/03, Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) quyết định nâng lãi suất thêm 25 điểm đợt đầu, tương đương 0,25%.

Fed cũng thông báo sẽ có thêm 6 đợt tăng lãi suất trong năm nay và 3 đợt trong năm 2023. Sau 6 đợt tăng trong năm, lãi suất đến cuối năm dự kiến tăng 1,9%.

Giới chức Fed cho biết việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí tài chính đối với nhiều hình thức cho vay khác, đồng thời giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nay.

Đây là lần tăng lãi suất sau 3 năm kể từ đợt tăng từ 12/2018 đến 07/2019.

fedtanglaisuat-1545711492-1647746339.jpeg

Không ảnh hưởng đến giá vàng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/03, giá vàng trong nước hiện đang giao dịch ở mức 69 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng DOJI ở TP.HCM đã tăng 1 triệu đồng ở chiều mua vào và 400.000 đồng ở chiều bán ra, lên lần lượt là 68 triệu – 69 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội, giá vàng DOJI mua vào – bán ra là 67,8 triệu – 69 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 – 300.000 đồng so với ngày trước đó.

Vàng SJC cũng diễn biến tương tự, với mức tăng 500.000 đồng ở chiều mua vào và 250.000 đồng ở chiều bán ra, lên 68 triệu – 69 triệu đồng/lượng.

Những người trong ngành cho biết giá vàng trong nước luôn diễn biến chậm hơn so với thực tiễn trên toàn cầu. Theo đó, giá vàng thế giới đang có xu hướng giảm nhẹ sau thông báo tăng lãi suất của Fed.

Giá vàng thế giới vừa giảm xuống 1.921 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tháng 4 trên sàn Comex giao dịch lần cuối ở mức 1.927 USD/ounce, giảm 0,8% trong ngày.

gia-vang-giam-1647746424.jpeg

Dù vậy, với tâm lý lo lắng bất ổn chính trị Nga – Ukraine như hiện nay, vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn với nhiều người. Chính vì vậy, giá vàng được duy trì ở mức trên 1.900 USD/ounce.

Nhiều chuyên gia còn dự báo giá vàng sẽ sớm đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn chua lắng xuống.

Suki Cooper, nhà phân tích kim loại quý ở Standard Chartered, cho biết việc tăng lãi suất của Fed sẽ không ảnh hưởng mấy đến giá vàng. “Cuộc họp tháng 3 diễn ra theo chiều hướng “diều hâu” nhưng không làm lệch hướng tâm lý tích cực đối với vàng.”

Cooper cho rằng những lo ngại lạm phát có thể tăng cao trong dài hạn do căng thẳng địa chính trị kích thích sự quan tâm dài hạn đối với vàng.

Bitcoin vẫn ở mức cao

Tính đến sáng ngày 20/03, giá bitcoin tăng 0,19% so với phiên trước lên 41.854 USD. Trong 24 giờ gần nhất, giá Bitcoin ghi nhận mức cao nhất tại 42.379 USD.

Trước đó, ngay khi Fed chính thức tăng lãi suất ngày 17/03, giá Bitcoin thậm chí tăng đến 4.34% so với phiên giao dịch trước đó lên 40.945 USD.

Bitcoin nói riêng và các đồng tiền ảo nói chung đang được hưởng lợi từ việc Nghị viện EU bác bỏ đề xuất cấm khai thác Bitcoin và Ethereum.

Không chỉ EU, mà ngay cả Mỹ cũng quyết định nới lỏng các hạn chế đối với tiền ảo. Bitcoin trước đó có lúc tăng đến 8% trong ngày khi Kho Bạc công bố chi tiết về sắc lệnh tiền điện tử sắp được ban hành.

bitcoin-1-1647746339.jpeg

Theo đó, sắc lệnh này cố gắng giải quyết vấn đề thiếu khuôn khổ để phát triển tiền điện tử tại Mỹ, điều mà các nhà phê bình cho rằng có thể khiến ngành công nghiệp của quốc gia này tụt hậu so với phần còn lại của thế giới.

“Hoa Kỳ phải duy trì vị thế dẫn đầu về công nghệ trong thời đại đang phát triển nhanh chóng này, để hỗ trợ đổi mới đồng thời giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, hệ thống tài chính và cả điều kiện kinh doanh,” thông tin từ sắc lệnh.

Tương tự, đối tượng bị Mỹ cấm vận là Nga cũng đang chuẩn bị một dự thảo luật về lưu hành tiền điện tử. Chính phủ Nga cho biết tiền điện tử sẽ là một loại tiền tệ chính thức thay vì là một tài số kỹ thuật số (DFA). Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào nửa cuối năm 2022 hoặc năm 2023.

Nga hiện đang chiếm đến 12% thị phần tiền số toàn cầu, tương đương hơn 200 tỷ USD giá trị tài sản số này.