Mới đây trang thông tin kinh tế Cafef vừa công bố PRIVATE 100 – Top Doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam. Đây là danh sách được CafeF thu thập từ những nguồn công khai hoặc các số liệu có thể xác thực, phản ánh toàn bộ số thực nộp ngân sách của doanh nghiệp, bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản phải nộp. 

Ở lĩnh vựa Bất động sản, theo số liệu của PRIVATE 100, tổng nộp ngân sách của top 10 công ty BĐS là hơn 32.000 tỷ đồng và 8/10 doanh nghiệp có số nộp trên 1.000 tỷ đồng.

Không quá ngạc nhiên khi danh sách này có những doanh nghiệp lớn hàng đầu thị trường và gây dựng tên tuổi trong khoảng thời gian trên dưới 20 năm như Vinhomes, Khang Điền, Idico, Novaland, Vinaconex hay Văn Phú Invest. Cùng với đó là sự xuất hiện của những "tay chơi" trẻ tuổi hơn nhưng đã có những màn thể hiện đầy ấn tượng như Taseco Land, khi chiếm đứng ở trí thứ 3 trong PRIVATE 100 ngành BĐS là CTCP Đầu tư BĐS Taseco (Taseco Land, mã chứng khoán TAL) với số nộp hơn 2.000 tỷ đồng.

top-10-cong-ty-bds-nop-thue-1723618575.jpg
 

(Nguồn: Công bố 10 công ty bất động sản tư nhân nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất Việt Nam (cafef.vn))

-----------------------------------

Taseco Land là ai?

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land), tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản An Bình, được thành lập và đăng ký hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0104079036 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/07/2009. Taseco Land – đơn vị thành viên của Taseco Group, hoạt động cốt lõi của Công ty chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, đầu tư, kinh doanh và phát triển bất động sản. 

Sau 7 lần tăng vốn, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Taseco, để đảm bảo nguồn vốn triển khai các dự án theo kế hoạch, Đại hội đồng cổ đông Công ty cũng đã thống nhất thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 2.700 tỷ đồng trong quý 3/2022 theo hình thức phát hành cổ phần để chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu và chào bán cho các cổ đông hiện hữu.

Công ty có hệ thống trên 10 đơn vị thành viên hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực quản lý, đầu tư, kinh doanh và phát triển bất động sản. Trong gần 14 năm qua, Taseco Land đã triển khai và nghiên cứu phát triển nhiều dòng sản phẩm đa dạng bao gồm căn hộ chung cư cao cấp, nhà phố thương mại, biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ khách sạn thương hiệu À La Carte.

Taseco Land hiện sở hữu và đang nghiên cứu trên 40 dự án với quỹ đất tổng cộng trên 2.000 ha tại các tỉnh thành, bao gồm bất động sản đô thị, bất động sản đô thị du lịch tại các điểm đến du lịch trọng điểm và đang nghiên cứu triển khai thêm bất động sản dịch vụ như khu công nghiệp, sân golf.

Các dự án tại khu Ngoại Giao Đoàn là bước đệm cho Taseco Land khi mới đặt chân vào lĩnh vực bất động sản vào năm 2016. Từ đó đến nay, chủ đầu tư này đã phát triển nhiều dự án ở khu Ngoại giao đoàn, Tây Hồ Tây (Hà Nội). Đồng thời, công ty cũng có các dự án khu đô thị, khu dân cư ở Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa hay dự án hỗn hợp thương mại dịch vụ, căn hộ ở Quảng Ninh.

Dự án Central Riverside (Khu đô thị mới thuộc Dự án số 4) nằm tại phía Đông TP. Thanh Hóa với tổng diện tích đất 15,66 ha được Taseco Land nộp 1.200 tỷ tiền sử dụng đất vào Q3/2023, là yếu tố chính tạo nên con số nộp ngân sách năm 2023.

Mới đây, HĐQT của Taseco Land thông qua việc thành lập công ty con có tên Công ty cổ phần Taseco Hải Phòng, hé mở cho hoạt động bước chân vào thị trường BĐS của đất Cảng.

taseco-land-cua-ai-1723618526.jpg
 

--------------------------------------

Taseco Land làm ăn ra sao?

Theo báo cáo tài chính năm 2023 Taseco land ghi nhận doanh thu 3.238 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 661 tỷ đồng, lãi ròng đạt hơn 503 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điểm nhấn đáng chú ý trong bức tranh tài chính của Taseco Land là việc nợ phải trả tăng cao.

Cụ thể, nợ phải trả tại ngày 31/12/2023 đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 49% so với đầu năm. Diễn biến đáng chú ý là nợ vay đạt 3.262 tỷ đồng, tăng 2,8 lần. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước đạt 481 tỷ đồng, tăng 2,8 lần. Trong khi đó, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn lại giảm rất sâu, giảm 88%, chỉ còn 26 tỷ đồng.

Nợ vay tăng cao khiến chi phí tài chính của Taseco Land trong năm 2023 tăng cao, chạm mốc 101 tỷ đồng, tăng 5,3 lần; chi phí quản lý 187 tỷ đồng, tăng 33%.

Vốn chủ sở hữu của Taseco Land tại thời điểm kết thúc năm 2023 đạt 4.137 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,78 lần.

Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh năm 2023 của Taseco Land âm tới 1.557 tỷ đồng, do tăng hàng tồn kho, tăng các khoản phải thu, giảm các khoản phải trả, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Dòng tiền đầu tư cũng âm tới 643 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi mua sắm tài sản, chi cho vay. Do đó, Taseco Land phải bù đắp bằng việc đẩy quy mô dòng tiền đi vay tăng gấp 2,3 lần năm trước, đạt 3.818 tỷ đồng.

Lưu chuyển tiền thuần cả năm âm, khiến lượng tiền và tương đương tiền cuối năm chỉ còn 288 tỷ đồng, giảm 38% so với đầu năm.

(Nguồn: Rộng cửa làm dự án 3.770 tỷ tại Bắc Giang, tiềm lực của Taseco Land ra sao? (markettimes.vn)

----------------------------------------------

Chân dung Doanh nhân Phạm Ngọc Thanh – ông chủ phía sau hệ sinh thái Taseco 

Tại ngày 31/5/2023, công ty có 344 cổ đông, trong đó, Công ty CP Tập đoàn Taseco (Taseco Group) là cổ đông tổ chức lớn nhất sở hữu 72,49% vốn. Các cổ đông cá nhân còn lại nắm giữ 74,27 triệu cổ phiếu, tương ứng 27,51% vốn.

Ông Phạm Ngọc Thanh hiện là Chủ tịch của Taseco Group, đồng thời, ông Thanh cũng là Chủ tịch tại Taseco Land; Dịch vụ Hàng không Taseco, CTCP Đầu tư khai thác Nhà ga quốc tế Đà Nẵng. Cá nhân ông Thanh không nắm giữ cổ phần của Taseco Land, mà đại diện 30% vốn thuộc sở hữu của Taseco Group. Trong khi đó, bà Đoàn Thị Phương Thảo vợ ông Thanh sở hữu 9,5 triệu cổ phiếu (3,52%), bố mẹ vợ ông Thanh sở hữu tổng cộng 1,7 triệu cổ phiếu (0,63%).

Tên tuổi của doanh nhân Phạm Ngọc Thanh liền với sự phát triển của CTCP Tập đoàn Taseco (Taseco Group). 

Ông Thanh tốt nghiệp Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội và đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không. Trước đó, giai đoạn từ 1998 - 1999, ông làm kế toán tại Công ty Xây dựng số 1 – TCT Xây dựng Hà Nội. Giai đoạn 1999 – 2006, ông đảm nhiệm vị trí kế toán tổng hợp tại CTCP Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài. Giai đoạn 2006-2007 làm Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế toán CTCP Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài.

phamngoctthanh-03-1723618724.jpg
 
 
Ông Phạm Ngọc Thanh - Chủ tịch HĐQT Taseco Group

Về Taseco Group, công ty được thành lập năm 2005, tiền thân là CTCP Dịch vụ hàng không Thăng Long và đặt trụ sở chính tại Tầng 1, tòa nhà N02-T1, Khu Đoàn Ngoại Giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: dịch vụ phi hàng không tại các sân bay quốc tế, dịch vụ khách sạn; đầu tư kinh doanh bất động sản, hạ tầng nhà ga hàng không và đầu tư tài chính.

Taseco Group có 8 cổ đông sáng lập gồm: ông Phạm Ngọc Thanh, ông Nguyễn Minh Hải, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, ông Phạm Thanh Kỳ, ông Nguyễn Thanh Sơn, bà Nguyễn Thị Ánh, bà Lê Thị Xuân Hoa và bà Nguyễn Thị Hoàng Sa.

Sau nhiều lần tăng vốn, thời điểm tháng 12/2019, công ty ghi nhận vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Ngọc Thanh chiếm tỷ lệ 17%; ông Nguyễn Minh Hải với tỷ lệ 13,5%, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt tỷ lệ 6% và ông Nguyễn Thanh Sơn tỷ lệ 1%. Trong đó ông Minh Hải là Tổng Giám đốc của công ty.

Từ một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, kinh doanh dịch vụ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Taseco Group đã có quá trình phát triển vững chắc, mở rộng về quy mô và hoạt động kinh doanh.

Đến nay Taseco đã phát triển thành một tập đoàn đa ngành với hệ sinh thái gồm 2 công ty con cấp một, 14 công ty con cấp hai và 5 công ty liên kết.

Trong đó, hai công ty con cấp một của Taseco là: CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs, mã CK: AST) hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không và CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Với Taseco Airs, doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2018. Taseco Airs hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ phi hàng không như: kinh doanh hàng bách hóa lưu niệm; nhà hàng, café, fastfood; phòng chờ hạng thương gia; dịch vụ quảng cáo, du lịch, viễn thông; hàng miễn thuế; sản xuất suất ăn hàng không và khách sạn.  

Hiện Taseco Airs sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ sân bay lớn nhất Việt Nam với 108 cửa hàng phủ khắp các sân bay lớn.

chan-dung-doanh-nhan-pham-ngoc-thanh-ong-chu-phia-sau-he-sinh-thai-taseco-4-1696065698.PNG
Số lượng chuỗi cửa hàng của AST

Bên cạnh đó, AST sở hữu 27% cổ phần tại CTCP Dịch vụ Suất ăn Việt Nam (Vinacs). Vinacs hiện đang vận hành hai nhà máy cung cấp suất ăn hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Cam Ranh, cung cấp suất ăn trên máy bay cho các hãng hàng không với tổng công suất thiết kế 20.000 suất ăn/ngày.

Ngoài ra, Taseco Airs còn sở hữu khách sạn À La Carte tọa lạc tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng.

Theo VNDirect, AST là nhà bán lẻ hàng không sân bay lớn thứ hai về doanh thu, xếp sau CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SAS); nhưng lớn hơn CTCP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CIA) và CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (MAS).

(Nguồn: Ông chủ phía sau hệ sinh thái nghìn tỷ của Taseco là ai? | Thương gia - Thông tin cập nhật, quan điểm độc lập (thuonggiaonline.vn))