Nếu dự thảo được thông qua, đây sẽ là năm thứ 8 liên tiếp Sacombank không chia cổ tức cho cổ đông. Lần chia cổ tức gần nhất diễn ra vào năm 2015 khi Sacombank trả cổ tức năm 2014 với tỷ lệ 12% bằng cổ phiếu.
Cụ thể, Sacombank đề ra mục tiêu năm 2023 sẽ tăng 50% lợi nhuận trước thuế so với năm 2022, tức 9.500 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của SCB.Tuy vậy, chủ đề được các cổ đông quan tâm là chia cổ tức cho cổ đông lại hoàn toàn không xuất hiện trong dự thảo.
Với kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023, Sacombank trình cổ đông về kế hoạch trích các quỹ dự trữ bổ sung cho vốn điều lệ, dự phòng tài chính, khen thưởng, phúc lợi nhưng không nhắc tới kế hoạch sử dụng phần lợi nhuận còn lại.
Sacombank đưa ra kế hoạch tập trung xử lý giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể về mức dưới 3% và hoàn thành đề án Tái cơ cấu sau sát nhập trong năm 2023. Đề án Tái cơ cấu sau sáp nhập của Sacombank dự kiến thực hiện đến năm 2025. Tuy nhiên với các tín hiệu tích cực liên tục xuất hiện, SCB dự kiến có thể hoàn thành đề án sớm hơn thời hạn.
Kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Sacombank là 6.339 tỷ đồng, tăng hơn 44% so với năm 2021. Tổng tài sản cũng đạt gần 592 tỷ đồng, trong đó tài sản sinh lời tăng 16%; tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 519.1 tỷ. Tổng nợ dư tín dụng đạt 438.752 tỷ đồng theo đúng hạn mức NHNN phân bổ.
Tài liệu cũng nhắc đến vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) đối với cổ phiếu STB sau nhiều ồn ào thời gian qua. Theo đó, kể từ 2014 đến hiện tại, tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu STB đã được ĐHĐCĐ thống nhất là 30%.
Kế hoạch kinh doanh năm 2023, Sacombank đề ra các chỉ tiêu trọng yếu như sau: Tổng tài sản tăng 11% (tức 657.800 tỷ đồng), tổng nguồn vốn huy động đạt 574.600 tỷ đồng tương đương mức tăng 11%, tổng dư nợ tín dụng tăng 12% đạt 491.600 tỷ đồng.
Đại hội đồng cổ đông thường niên của Sacombank dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/4/2023 tại TP.HCM.