du-an-supperstrata-1688444859.jpg
 

Cả tuần nay, giới công nghệ và kinh doanh chứng kiến sự việc ồn ào của dự án Supperstrata do vợ chồng cùa Sony Vũ và Kiều Trang (Christy Le). Ban đầu tôi không mấy quan tâm. Tuy nhiên, Trang là một cựu học sinh trường Chuyên Lê Hồng Phong, một trường thuộc ”Ivy league”” của Việt Nam. Thú thực, tôi không thích lắm với tinh thần “Elitism” ("Chủ nghĩa tinh hoa") ở các môi trường này. Tôi thích một nhận định của Nassim Taleb, một tay Ả rập tinh quái viết ba tác phẩm (trilogy) “The black Swan” (Thiên nga đen), “Antifragile” và “Fooled by Randomness”:

""Không có dấu hiệu thất bại nào hơn một trung niên cứ đi tự hào về thành tích hồi còn đi học."

("There is no more unmistakable sign of failure than that of a middle-aged man boasting of his successes in college.")

Dài dòng như thế để thấy, vụ này tôi sẽ không đứng về phía Trang trong cái tình “đồng môn” của một sư huynh hơn Trang (1980) 10 tuổi. Tôi cũng tuyên bố trong group là sẽ ”ném đá đến chết” nếu như dự án này lừa đảo.

1. Hầu như các báo như SGGP, Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Zing đều đăng tin và đặ nghi vấn liệu Superstrata có lừa đảo? Vấn đề này đã được Trang giải thích gián tiếp. Lý do là dịch bệnh COVID và những đơn vị gia công bên ngoài đã đóng cửa gần hết vì không trụ được sau đại dịch. Nhưng một fact không thể chối cãi, nhưng một rõ ràng là Avero đã chậm giao hàng. Xe Superstrata dự định xe sẽ bắt đầu được giao vào tháng 12.2020 nhưng mãi đến tháng 10.2021 Arevo mới giao được những chiếc xe đầu tiên.

2. Chất lượng hoàn thiện của xe cũng có vấn đề. Nếu theo dõi review của Cuhiep (tinh tế) thì bạn thấy các chi tiết đều kém hoàn thiện từ các phụ kiện, chốt xe, đèn, sơn, group xe…

Bản thân Trang cũng thừa nhận:

“Không chỉ trong nước, mà ở nước ngoài cũng chê sản phẩm không đẹp, mặc dù sau rất nhiều nỗ lực của cả mấy trăm con người.”

Tuy nhiên, chúng ta cần phải tập trung hơn vào công nghệ cốt lõi của Avero, đó là khung sườn carbon dung công nghệ in 3D, được cho là công nghệ tiên tiến nhất, và Superstrata được quảng cáo là xe e-bike lần đầu tiên được in bằng 3D.

3. Công nghệ của Avero:

Công ty Arevo, một công ty công nghệ trong lĩnh vực in 3D, với nguyên liệu là carbon fiber. Arevo lúc đó là một công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon, có trong tay 70 bằng phát minh, do một đội kỹ sư người Ấn Độ phát minh và sáng lập trước đó 7 năm. Vũ và Trang quyết định đầu tư vào công nghệ non trẻ này.

Theo Techcrunch, khung xe đạp nguyên khối, liền mạch của Superstrata được làm từ hỗn hợp sợi carbon nhiệt dẻo in 3D cấp công nghiệp (industrial-grade 3D-printed thermoplastic carbon fiber) chứ không phải “thermoset” — một quy trình polyme phổ biến hơn.

Như thế, đây không phải là một công ty không có công nghệ tiên tiến như nhiều người nhận định. Khi xem thêm trên clip Youtube, tôi thấy công nghệ in này cũng tốt. Không hiểu sao người ta không chịu tìm hiểu thêm.

4. Vũ từng nhận đinh:

”Mọi người đều nghĩ chúng tôi là một công ty xe đạp điện, nhưng không phải vậy. Chúng tôi là một công ty sản xuất công nghệ tiên tiến.” (“Everyone thought we’re an e-bike company, but we’re not. We’re an advanced manufacturing company.”) (Techcrunch). Nhưng khổ nỗi, chiếc xe lại không phải chỉ là khung sườn mà còn hàng tá các linh kiện phụ trợ khác. Người ta không thể chạy xe với chỉ khung sườn khi mà các thiết bị phụ trợ không hoàn thiện hay thiếu an toàn. Có vẻ Avero không kiểm soát được vấn đề này khi hệ thống chuỗi cung ứng bị đứt gãy khi diễn ra COVID và đến tận bây giờ chưa thể hồi phục.

5. Tuy nhiên, đây là một dự án gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) khi mà điều kiện cung cấp sản phẩm khác với các cam kết về cung cấp dịch vụ.

Avero là một startup công nghệ. Tỷ lệ thất bại lên đến 99% do đó việc thất bại là khá bình thường. Như nhận định của GS Nguyện Thành (Thanh N. Truong), người khá am hiểu công nghệ vật liệu phát biểu rằng “thử thách mà Avero đối diện về vật liệu đưa sợi carbon nano vào công nghệ in 3D là điều không hề đơn giản vè mặt kỹ thuật và yêu cầu đảm bảo tính an toàn cho người đạp xe nhất là ở những địa hình khó.”

6. Thất bại là chuyện thường, nhất là với startup công nghệ. Vấn đề là cách hành xử. Trang và công ty Avero đã không phản hồi sự việc khi nó xảy ra một cách nhanh chóng.

Lý do mà Trang đưa ra: “trước những ồn ào mấy ngày qua, tôi cũng không thể tự ý phát ngôn mà phải có sự tôn trọng và thống nhất với các cổ đông điều hành khác, nên chưa thể chia sẻ thông tin sớm hơn.” Như vậy trách nhiệm sẽ là phía Avero chứ không chỉ là trách nhiệm cá nhân của vợ chồng Trang nếu đúng như lời bạn ấy nói.

Avero có lừa đảo không thì đến bây giờ tôi chưa thể kết luận (zero trust principle). Tôi tán thành một nhận định của một thành viên group LHP:

Để nói khách hàng ngu hay bị lừa, em chỉ nghĩ nhà sản xuất ban đầu có ý định tốt (goodwill), nhưng R&D chưa tới, nếu có thêm tiền và thời gian có thể sẽ có khả năng hiện thực hóa tầm nhìn của mình.

Nếu nhà sản xuất nhận tiền và không làm gì hết --> xù --> khách hàng bị lừa. Mà bị lừa thì cũng là ngu.

Nếu nhà sản xuất biết công nghệ lỗi nhưng vẫn nhận tiền, rồi giao hàng kém chất lượng rồi xù --> khách hàng bị lừa.

Nếu nhà sản xuất biết công nghệ chưa hoàn thiện, nhưng vẫn nhận đơn hàng trước, rồi tiếp tục đầu tư hoàn thiện sản phẩm theo cam kết --> khách hàng ko bị lừa, chỉ cần kiên nhẫn thêm."

Dù gì đây cũng là một bài học cho Trang và cả chúng ta những người cần hiểu them về các hoạt động gọi vốn cộng đồng cho một sản phẩm nhiều rủi ro.

Bạn chỉ học được từ những thất bại và không học được gì khi thành công vì chúng ta đang bận bịu với men say chiến thắng và ảo tưởng vào bản thân.