Sáng 14/3/2023, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị bộ Tài chính - Công thương làm rõ khoản phân chia lợi nhuận và định mức kinh doanh, theo thông tin từ báo Đầu tư. (Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn kiến nghị khẩn cấp tới Thủ tướng (baodautu.vn)

Trước đó, Thông tư 104 đã không phân rõ tỷ lệ chia như thế nào giữa khâu bán buôn và bán lẻ. Vậy nên suốt thời gian qua, các doanh nghiệp đầu mối đã lợi dụng sơ hở này để hưởng trọn gần hết chi phí. Để rồi khi đến tay các doanh nghiệp bán lẻ, mức chiết khấu chỉ từ âm đến 0. Điều này là quá bất công.

doanh-nghiep-ban-le-xang-dau-buc-xuc-vi-phai-kinh-doanh-voi-chiet-khau-0-gay-lo-den-gan-4000-ty-dong-1678870710.png

Xăng là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.

Cụ thể, trong cơ cấu giá cơ sở được quy định, chi phí định mức đối với mặt hàng xăng là 1.050đ/lít, lợi nhuận định mức là 300đ/lít (tổng chi phí và lợi nhuận định mức là 1.350đ/lít). Sau đó, các doanh nghiệp đầu mối sẽ là người chia lại chiết khấu dựa trên định mức này cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ hơn.

Đây là nguyên nhân doanh nghiệp bán lẻ phải bỏ tiền túi ra để bù lỗ  trong suốt hơn một năm qua nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Bội Ngọc - ông Giang Chấn Tây cho biết.

Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu 79 Lâm Đồng - ông Lương Duy Khánh cũng cho rằng, các doanh nghiệp bán lẻ như ông đều không nằm trong hệ thống cửa hàng trực thuộc của doanh nghiệp đầu mối nên rất thua thiệt trong phân chia chi phí và lợi nhuận định mức trong kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đã phải bù lỗ đến gần 4000 tỷ đồng chỉ trong vòng một năm qua, nói lên bất cập trong việc phân chia giá phân phối xăng dầu hiện nay.

Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ lẻ đã kiến nghị bộ Tài chính - Công thương phân chia lại tỷ lệ chia rõ ràng đối với các khoản định mức về chi phí và lợi nhuận. Đồng thời yêu cầu được truy thu đối với khoản tiền bị “ăn chặn” trong thời gian qua.

doanh-nghiep-ban-le-xang-dau-buc-xuc-vi-phai-kinh-doanh-voi-chiet-khau-0-gay-lo-den-gan-4000-ty-dong-1-1678870710.png

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết thua lỗ nặng trong năm qua.

Nghị định 95 về xăng dầu trước đó (có hiệu lực từ 1/1/2022) đã bộc lộ những bất cập khi tính toán chưa chuẩn xác, đúng đắn về cơ cấu phân chia lợi ích giữa 3 bên đầu mối, phân phối và bán lẻ, dẫn đến sự xáo trộn trong bức tranh thị trường hiện nay, gây thua lỗ nặng nề cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, theo đại diện Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường chia sẻ.

Bộ trưởng Công Thương - ông Nguyễn Hồng Diên bày tỏ kỳ vọng Nghị định sắp tới sẽ rút ngắn chu kỳ điều hành giá từ 10 ngày xuống còn 5-7 ngày để bám sát thị trường hơn, đồng thời điều chỉnh các mức chi phí cũng như lợi nhuận định mức rõ ràng, minh bạch.