Đi máy bay vẫn luôn là nỗi sợ hãi với nhiều người, chủ yếu là do mọi người cảm giác không yên tâm khi vào một môi trường ko quen thuộc. Trên thực tế, bay máy bay là một trong những hình thức đi lại an toàn nhất, an toàn hơn rất nhiều so với đi ô tô chẳng hạn.

Ngay cả trong việc đi máy bay, cũng nhiều người đặt câu hỏi là bay private và bay commercial thì cái nào an toàn hơn. Câu hỏi này chủ yếu đến từ việc khi đi máy bay to như Boeing 787 hay Airbus A350 thì mọi người thấy “êm” hơn khi đi mấy chiếc máy bay nhỏ như A320 hay B737. Và với những người hay sợ thì mỗi lần “sóc” là một lần lo lắng căng thẳng. Mà private jets thì lại nhỏ hơn cả commercial jets nhiều.

294695477-10161896122509046-8237932512091913524-n-1658225709.jpg
Hình minh họa: cũng là bay cùng người thân mà sao nó lạ lắm…

Vậy thì hôm nay thử tìm hiểu về độ “an toàn” của private và commercial jets nhé.

1. Đầu tiên là về khí động học. Với máy bay nói chung, khi có tốc độ là không khí sẽ tạo lực nâng dưới cánh và làm máy bay có thể “bay” được. Thế nên cứ hết tốc độ là rơi. Đa phần các máy bay cả commercial lẫn private đều có 2 động cơ. Trừ khi cả 2 động cơ đều tạch thì máy bay vẫn bay ngon. Điều này dẫn đến điểm tối quan trọng là làm sao để hạn chế nhất việc cả 2 động cơ đều dừng hoạt động. Hoà!

2. Động cơ: về cơ bản, cả commercial lẫn private jets đều sử dụng động cơ đến từ một số ít các công ty như Rolls Royce, GE… thế nên độ bền động cơ là như nhau. Độ an toàn của động cơ sẽ phụ thuộc vào các chi tiết “back up”. Ví dụ như khi động cơ dừng giữa đường thì có bao nhiêu bộ khởi động backup để “đề” lại máy được. Ở commercial jet như A320 thì có 1 bộ “đề” backup. Ở private jet như Bombardier Global thì mỗi động cơ có một bộ backup, ngoài ra có thêm một bộ backup nữa đề phòng 2 bộ chính và 2 bộ backup kia cùng hỏng. Tổng cộng có tới 3 bộ backup trong khi A320 chỉ có 1. Về mặt lý thuyết, càng nhiều backup thì khả năng fail càng nhỏ xuống nhiều lần. Khi ta nhìn vào tất cả các thể loại backup private jet có thì sẽ thấy nó nhiều hơn commercial rất nhiều lần ở gần như mọi khía cạnh. Private jets win!

3. Thời tiết: thời tiết cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến an toàn bay. Trong điều kiện thời tiết xấu, máy bay có thể bị ảnh hưởng, có thể ko cất cánh hoặc hạ cánh được. Bao nhiêu lần chúng ta bị cancel chuyến bay vì điều kiện thời tiết rồi. Đặc biệt là đang bay gặp bão là mệt. Cái này thì private jet lại hơn hẳn commercial jet do mấy lý do:

- khả năng bay cao, vượt lên trên bão/thời tiết. Máy bay commercial thường bay tầm cao 20-30 ngàn feet, còn private jet thì lại bay cao hơn hẳn, có thể bay đến 51 ngàn feet. Tức là khi gặp thời tiết xấu, private jet có thể bay cao hẳn lên để tránh, do đó thời tiết ko làm khó được private jet nhiều. Private jets win!

- khả năng hạ ở gần như bất kể sân bay nào. Do đường băng, trọng lượng và tốc độ nên máy bay private có thể hạ gần như ở mọi đường băng, còn commercial sẽ cần đường băng có đủ độ dài. Chính vì vậy, khi phải hạ cánh khẩn cấp, private jet sẽ có nhiều lựa chọn hơn hẳn so với commercial. Private jets win!

4. Hành khách: khi ta bay cùng hàng trăm người lạ hoắc thì rất khó có thể dự đoán hoặc kiểm soát hành vi của họ. Như cặp đôi hưu trí trong hình mang cả dao lên máy bay để gọt hoa quả kia. Private thì tất nhiên là yên tâm hơn nhiều vì mình chỉ bay với người thân và bạn bè, những người ta biết rất rõ, là chính. An toàn hơn hay ko thì chưa biết nhưng yên tâm hơn là chắc chắn. Private jets hơi win win!!!

Cuối cùng, nếu đem thống kê của các loại máy bay ra so sánh thì A320, B737 chắc ko thể so được với những Gulfstream G650 với Bombardier Global vì cho đến ngày hôm nay, kể từ khi ra đời, các dòng máy bay private này vẫn chưa có cái nào rơi cả. Không phải ngẫu nhiên mà khi đủ tiền, mọi người đều bay private cả!!!

Nguồn: facebook Namster Do