Chỉ một từ sẽ quyết định đến lợi ích thương mại giữa Việt Nam và Mỹ
---
Chắc bạn đã nghe nói đến việc Mỹ sẽ đánh thuế 40% lên hàng hóa “trung chuyển” qua Việt Nam để vào Mỹ, nhưng vấn đề lớn nằm ở chỗ: thế nào là "trung chuyển" (transshipping) ?
Hiện nay, khái niệm “transshipping” đang chưa rõ ràng.
Có trường hợp hàng Trung Quốc chỉ được dán lại nhãn “Made in Vietnam” mà không qua bất kỳ công đoạn sản xuất nào thay đổi bản chất hàng hóa, đây là gian lận rõ ràng. Nhưng cũng có những lô hàng được đưa vào Việt Nam để sản xuất thêm, gia công đáng kể, lắp ráp, sản xuất lại thành một sản phẩm mới hoàn toàn, rồi mới xuất sang Mỹ, đây là hoạt động sản xuất thực chất và hoàn toàn hợp pháp.
Giữa hai thái cực đó là vô vàn tình huống “lưng chừng”, và Mỹ sẽ là bên quyết định xem điều gì bị coi là trung chuyển bất hợp pháp, điều gì thì không.
Vậy quan trọng là Mỹ định nghĩa như thế nào và họ thực thi ra sao. Vì nếu Mỹ muốn siết, họ có thể coi phần lớn hàng hóa từ Việt Nam là không đủ điều kiện, kể cả khi chúng ta đã gia công rồi.
Nếu thương thì nhẹ tay, còn không may mà cứng rắn thì ra tiêu chuẩn sẽ khó khăn
Điều này vẫn tạo rủi ro với doanh nghiệp Việt Nam: nếu không chứng minh được xuất xứ một cách rõ ràng, hàng hóa sẽ bị áp thuế 40%, dù được sản xuất hợp pháp ở Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam đang bị đặt vào thế phải giải trình rất kỹ, nhưng không nắm chủ động trong cuộc chơi.
Và hoàn toàn có thể nó trở thành một rào cản mới, một công cụ đem ra thương lượng các lợi ích tương lai để dù có kí kết các hiệp định thương mại công bằng thì hàng Việt Nam vẫn có thể chịu bất công.
Đó là lý do vì sao "transshipping" không chỉ là một khái niệm kỹ thuật, nó là tranh chấp thuế quan mà mỗi cách hiểu khác nhau có thể làm thay đổi cục diện thương mại giữa hai nước.
Cre: Trương Đắc Nguyên