Một lý do mà doanh nghiệp phát hành ESOP “vô tội vạ”, cứ lãi là phát hành ESOP, là vì giá trị ESOP (chênh giữa giá phát hành và thị giá) theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam KHÔNG được ghi nhận vào chi phí. (Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRSs bắt buộc ghi nhận vào Chi phí)
Doanh nghiệp đàm phán thu nhập với nhân sự, giả sử một quản lý A có thu nhập 1 tỷ/năm sẽ được tách ra 2 phần: (1) Thu nhập trả bằng tiền (vd: 600tr), (2) Thu nhập trả bằng ESOP (vd 400tr). Như thế đáng lẽ Chi phí lương trả cho Quản lý A được ghi vào Chi phí trên Báo cáo KQKD là 1 tỷ thì chỉ ghi chi phí có 600tr, lợi nhuận trước thuế cao hơn 400tr.
Chi phí được định nghĩa là Giảm lợi ích của cổ đông mà không phải do cổ đông phân phối lợi nhuận (chia cổ tức). ESOP làm giảm Lợi ích của cổ đông nhưng lại không được ghi vào chi phí như theo quy định của Chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa thu nhập từ ESOP không phải chịu thuế TNCN như thu nhập bằng tiền. Những điều này càng tạo động cơ cho doanh nghiệp phát hành ESOP.
Ranh giới giữa ESOP “vô tội vạ” và “hợp lý” là không/khó xác định được. Đến khi nào nhà đầu tư biết cách phản ứng thực sự thì ESOP “vô tội vạ” mới giảm.
-------------------------
Clip hiểu rõ ESOP: Lợi và hại cho nhà đầu tư
Cứ đến hẹn lại lên, mùa đại hội là vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông với Ban điều hành và HĐQT trong việc phát hành ESOP “móc túi” cổ đông.
Cái công ty gì liên tục “móc túi” thì mọi người biết rồi. Nhưng tệ nhất là vừa móc túi vừa hô hào nhân nghĩa.
Nói chung ESOP kiểu Việt Nam chẳng mấy lợi lộc cho cổ đông. Xét góc độ kỹ thuật, nhiều ESOP chiếm 30% thậm chí 50% lợi nhuận năm, chưa tính đến lợi ích cổ đông bị ảnh hưởng khi phản ứng tiêu cực bán tháo cổ phiếu của các công ty móc túi. Vậy giữ chân nhân tài, làm lợi nhuận tăng thêm, nhưng lợi nhuận tăng thêm trả hết cho nhân tài thì cái thằng bỏ vốn được cái vẹo gì?
ESOP kiểu VN thì siêu tệ, bây giờ còn cài vài cái điều khoản giới hạn do cổ đông phản ứng nhiều quá chứ trước đây là mua bán free luôn. Thế mà bạn có tưởng tượng nổi không, thời đó lại lấy điều đó làm hình mẫu của sự chia sẻ đấy. Đơn giản là trước đại hội bao giờ cũng thảy một vài bài về tấm gương người tốt “anh ăn cơm thì em cũng được ăn cháo”. Nhạc Bất Quần trên ttck.
Hôm qua đọc comment của bạn nào đó về việc này, đại ý là anh í đặt lợi ích khách hàng đầu tiên, sau đó là nhân viên, còn cổ đông xếp thứ ba. Đúng, chỉ có điều thiếu, anh í đặt lợi ích của anh í lên đầu tiên, còn các lợi ích khác có hay không không quan trọng.
Giải pháp tốt hơn là stock option, có giải thích rõ trong clip https://youtu.be/yveSt90D8Zw
Điểm cốt lõi là giờ đây dân tình ngày càng có trình độ nên không dễ bị truyền thông dắt mũi như trước nữa.
Trong ĐHCĐ mà bảo không thích thì lượn, không hiểu đại hội khách hàng thì có bảo không thích thì lượn không? Cổ đông giờ là under dog nhỉ?