• Nikkei Asia: Nói một cách chính xác, thuế quan [thuế nhập khẩu] do các nhà nhập khẩu tại quốc gia đích trả, không phải quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu có thể quyết định hạ giá để đáp ứng… Phía Việt Nam không đề cập chi tiết các mức thuế.

• CNBC: Từ bài đăng của ông Trump, không rõ khi nào thỏa thuận sẽ có hiệu lực hoặc liệu thỏa thuận đã được cả hai bên chính thức ký kết hay chưa. CNBC đã cố gắng xác nhận mức thuế quan [cụ thể] với các trợ lý Nhà Trắng, những người cho biết sẽ có thêm thông tin nhưng không nhắc lại số liệu của Tổng thống.

• CNN: Hiện vẫn chưa rõ thỏa thuận đã được hoàn tất hay Việt Nam đã đồng ý với những gì ông Trump tuyên bố hay chưa. Trang Vietnam News, thuộc hãng thông tấn nhà nước TTXVN, đưa tin rằng Tổng bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump đã nói chuyện qua điện thoại hôm 2-7 để điều chỉnh các điều khoản của thỏa thuận, được gọi là khuôn khổ. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận của CNN.

Trong cuộc gọi này, “[ông Lâm] đề xuất Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với một số sản phẩm công nghệ cao", CNN dẫn bản tin của Vietnam News.

Nhà Trắng vẫn chưa công bố bất kỳ tài liệu nào nêu chi tiết về thỏa thuận mà Trump công bố vào sáng 2-7. Thứ trưởng Tài chính Michael Faulkender đã không khẳng định với CNBC chiều 2-7 rằng mức thuế 20% có được áp dụng ngoài mức thuế 10% đã có hiệu lực đối với hàng hóa từ Việt Nam hay không hoặc liệu 20% có phải là mức thuế mới hay không.

• Tóm lại, thỏa thuận thuế quan của Việt Nam có những đặc điểm sau:

1/ Việt Nam là nước thứ ba ký thỏa thuận thuế quan với Mỹ, sau Anh và Trung Quốc. Trong khi thỏa thuận với Anh có các điều khoản rõ ràng nhưng được xem là hạn chế, thì hai thỏa thuận với Trung Quốc và Việt Nam mang tính “khuôn khổ” hay “khung” nhiều hơn, và các nhóm kỹ thuật của hai bên sẽ thảo luận rõ hơn trong thời gian tới.

2/ Cho đến giờ, các tờ báo trong nước và cả TTXVN chỉ đăng các thông báo là Mỹ sẽ áp thuế 20% đối với hàng Việt Nam và 40% đối với hàng của nước ba trung chuyển, và Việt Nam mở cửa thị trường với thuế suất 0% cho hàng hóa Mỹ.

Tuyệt nhiên, chưa có bất cứ khẳng định nào hay phân tích nào nói rằng có áp mức 10% trước đây không.

3/ Các doanh nghiệp dệt may, giày dép và lương thực của Việt Nam mà tôi từng trò chuyện nói rằng họ và nhà nhập khẩu / nhà phân phối / nhà bán lẻ Mỹ ngay từ đầu tháng 4-2025 (thời điểm công bố thuế đối ứng) đã thỏa thuận “cùng chia sẻ và chịu đứng mức thuế cao” bằng cách mỗi bên giảm bớt phần lợi nhuận. Như vậy mức thuế này có thể chia hai, ba hay bốn tùy thuộc vào sự tham gia của các bên.

• Diễn biến sắp tới:

1/ Ấn Độ sẽ là nước tiếp theo thực hiện đàm phán thuế quan với Mỹ.

2/ Ông Trump đang tập trung để “xoay” Nhật Bản, và đe dọa đất nước “được nuông chiều” và “hư hỏng” này sẽ không đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ nếu xứ này không mở cửa thị trường cho gạo Mỹ.

3/ Nếu các nước láng giềng cạnh tranh cùng ngành hàng chủ lực với kinh tế Việt Nam đạt được thuế suất thấp thì ối giồi ơi nhức đầu quá…

4/ Bloomberg vừa đưa tin Trung Quốc sẽ có thể không hài lòng và thực hiện các biện pháp trả đũa với Việt Nam