
Đồng chí Hòa Thân xuất thân từ một gia đình có lý lịch cơ bản, thuộc chính Bát kỳ của nhà Thanh.
Lớn lên dù mẹ mất sớm, cha bận rộn nên đồng chí được một người hầu trong nhà nuôi dưỡng.
Đồng chí thông minh, học giỏi từ nhỏ dù không cần tới đèn đom đóm do là công tử con quan. 10 tuổi đã xuất chúng hơn người. Đồng chí thạo tứ thư ngũ kinh, lại giỏi 4 ngôn ngữ là Mãn, Hán, Mông cổ và Tây tạng. Vì vậy thầy yêu bạn quý.
Đồng chí lại rất khôn ngoan, từ bé tí đã bắt chước thư pháp sao cho giống chữ của Vua Càn Long, sau dễ lấy lòng vua.
Đồng chí đẹp trai, thông minh, nên 18 tuổi đã lấy được vợ con nhà Tổng đốc Phùng Anh Liêm.
Tuy đồng chí thi cử thì trượt, nhưng vì lý lịch chuẩn nên vẫn được ra làm quan tập ấm. Ban đầu chỉ làm thị vệ, nhưng run rủi sao được Vua quý, thế là lên như diều. Năm 1776, đồng chí lên tới chức Phó Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Quốc sử quán Tổng tài, được ban thưởng ban triều quan Nhất phẩm, cưỡi ngựa bên trong Tử Cấm Thành.
Khi đó đồng chí quyết định làm giàu, là vì làm giàu không khó. Vua giao đồng chí làm quan điều tra xử án 1 quan tham trong triều là Đại học sĩ kiêm Tổng đốc Vân Quý là Lý Thị Nghiêu. Đồng chí nhanh chóng tìm ra mọi chứng cứ, tiêu diệt đồng chí Nghiêu và đồng bọn. Vua rất khen đồng chí và thăng chức cho Hòa Thân lên làm Hộ bộ Thượng thơ. Nhưng đồng thời lúc đó đồng chí cũng ngầm bỏ túi được nửa tài sản của đồng chí Lý Thị Nghiêu mà vua chẳng biết.
Đồng chí ngày càng tinh vi và quyền lực đầy mình. Một lần cứu Đôn Phi, thiếp yêu của vua khỏi bị vua cho thất sủng, kết quả sau Đôn Phi cho con trai Hoà Thân là Phong Thân Ân Đức kết hôn với người con gái thứ mười rất được yêu quý của Càn Long là công chúa Cố Luân Hòa Hiếu. Từ đó thế lực của Hòa Thân vững như thành đồng.
Vua tin yêu giao cho đồng chí chức Nội tổng quản, thế là đồng chí tha hồ hoành hành. Không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà Hòa Thân còn chủ trương thực hiện chính sách "Nghị tội ngân" (luận tội phạt tiền) tại triều, nên quan lại trở nên tham nhũng khủng khiếp.
Trong khi đương chức, Hòa Thân đã tự mình mở hàng loạt những ngành nghề kinh doanh hái ra tiền như cửa hàng lương thực, cửa hàng buôn bán vũ khí, nhà hàng, quán rượu, ngân hàng... dù các quan khác bị cấm. Và từ đó đồng chí làm ra rất nhiều tiền bạc và ai ho he gì đồng chí cho tay chân trừ khử ngay và luôn.

Vào năm 1788, trong 3.000 vạn lạng bạc tiền thu thuế, Càn Long đã để Hòa Thân tự do chi phí cho mọi hoạt động của triều đình. Trong số này, đồng chí đã đút túi không dưới vài vạn lạng. Trong các cống phẩm và vật dụng các tỉnh cống nạp triều đình thì chỉ có 12% được đưa vào ngân khố, 88% còn lại là tự động rơi vào phủ Hòa Thân.
Có lần vua hỏi Hoà Thân: “Khanh là trung thần hay gian thần”.
Hoà Thân đáp: “Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần”.
Vua Càn Long hỏi tại sao, Hoà Thân lại tiếp tục đáp: “Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất!”.
Quyền bính một tay che trời, nhưng khi vua Càn Long chết, thì con lên nối ngôi là vua Gia Khánh bèn diệt trừ Hòa Thân, tịch biên tài sản, gia tộc Hòa Thân từ đó tan tác.
Kết cục toàn bộ gia sản của đồng chí Hòa Thân tích cóp trong 24 năm trời bằng 15 năm thu quốc khố của nhà Thanh bị tịch biên chở hết vào cung vua. Đồng chí Hòa Thân bị bức chết.
Hoàng đế Gia Khánh đã gán cho Hòa Thân 20 tội danh, như "coi thường vương pháp", hay "cậy quyền cậy thế". Sau khi giải quyết xong vụ Hòa Thân, thì tấu chương của các Tuần phủ mới lần lượt đến Kinh thành. Trong khi ngự phê tấu chương, Gia Khánh đã đặc biệt ngự phê vào tấu chương của Tuần phủ Giang Tây Trương Thành Cơ rằng: "Trẫm mà không trừ Hòa Thân thì người trong thiên hạ chỉ biết đến Hòa Thân chứ không biết đến trẫm".
-----------------------------
Chuyện kể rằng Hoàng đế Gia Khánh lên ngôi, một hôm vào Vạn Thọ cung thăm Thái thượng hoàng là Càn Long, Khánh dè dặt:
- Bẩm, con lên ngôi mà quốc khố trống rỗng, cảm thấy lo lắng vô cùng .
Long cười: -Tiền chứ gì. Đầy, chỉ là con biết cách làm tiền không mà thôi.
Long nói xong, đưa cho Khánh cái túi gấm, bảo khi nào ta chết thì mở ra xem.
Long băng hà. Khánh bèn mở túi gấm, trong đó có một tấm lụa với mấy chữ: Tiền chỗ Hoà Thân.
Cứ tích tiền cho nhiều vào, khi nào cần thì Vua lại thu về nhanh lắm.
----------------------------------------
Nhà Hòa Thân khi tịch thu gia sản thì bằng 15 năm thu quốc khố của Đại Thanh
Phủ Hòa Thân đời Thanh, ở Bắc Kinh được xây dựng vào năm 1777 rộng 60.000 m2, như một thế giới thu nhỏ với núi giả, hồ nước, sân khấu xem kịch. Phủ này chỉ thua cung vua hồi đó mà thôi. Bức tường của căn nhà dày tới 1,5m, bên trong rỗng và cất giấu rất nhiều vàng bạc châu báu.
Tuy vậy, những gì cất giữ trong bức tường này chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân. Hậu Tráo lầu, hay còn gọi là lầu Tàng Bảo, nơi cất giữ các báu vật thuộc hàng tuyệt phẩm của Hòa Thân. Tòa nhà này dài hơn 180m, chưa kể bề rộng rất khủng, có 111 gian phòng. Nơi này có riêng 88 cửa sổ loại đặc biệt, mỗi cửa mang một hoa văn khác nhau dùng để phân biệt vị trí các căn phòng chứa bảo vật. Ví dụ cửa sổ hình quả đào là nơi cất giữ San hô đỏ. Vào thời điểm đó, san hô đỏ của Hoàng đế Càn Long chỉ cao khoảng 2 thước Trung Quốc, trong khi của Hòa Thân cao hơn 3 thước, tức tầm 1 mét. Ông ta có tận 11 tảng san hô như vậy. Hoàng đế Gia Khánh khi nhìn thấy những tảng san hô này đã vô cùng sửng sốt.

Phủ có vô số đồ quý, ví dụ những cây cột làm từ kim tơ nam mộc, loại gỗ quý, vân tựa sợi tơ vàng, có mùi thơm và tác dụng chống muỗi, chuyên dùng để xây dựng trong các cung điện hoàng gia. Mỗi cột gỗ này nay có giá trị lên đến 2,7 tỷ tệ (hơn 382 triệu USD). Phòng ở của Hòa Thân ở có bốn cây cột làm từ gỗ này.
Năm 1799, Hòa Thân bị xử tử, tịch thu dinh thự và tài sản. Lúc khám xét tài sản trong phủ Hòa Thân có 800 triệu lạng bạc. Tổng gia sản của đại quan tham này tính ra bằng 15 năm thu tiền quốc khố đại Thanh, thời vua Càn Long.
Một khi đã có tham quan thì khủng lắm. Hòa Thân, người giàu thứ nhì thiên hạ lúc bấy giờ, nổi tiếng với câu nói: "Thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có".

Tài sản bị tịch thu của Hòa Thân sau 24 năm được sủng ái:
Những dinh thự, đất đai có tổng cộng 3.000 phòng, 8.000 mẫu (32 km²) đất
42 ngân hàng
75 tiệm cầm đồ
600 cân nhân sâm Cát Lâm thượng hạng
60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1.000 lạng mỗi thỏi), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa (100 lạng mỗi thỏi), 9 triệu thỏi bạc nhỏ (10 lạng mỗi thỏi), 58.000 cân tiền ngoại, 1.500.000 đồng tiền xu
1.200 miếng ngọc bội
230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên ngọc trai có cỡ gần tương đương quả anh đào lớn), 10 viên ngọc trai lớn (cỡ tương đương quả nhãn)
10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn
40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng bạc (10 bộ mỗi bàn), 40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng vàng (10 bộ mỗi bàn)
11 tảng san hô (mỗi tảng cao hơn 1m)
14.300 xấp lụa tốt, 20.000 tấm len lông cừu loại tốt,
550 tấm da cáo, 850 tấm da gấu, 56.000 tấm da cừu và da gia súc độ dày khác nhau
7.000 bộ quần áo tốt (mặc trong cả bốn mùa)
361.000 chiếc bình bằng đồng và thiếc, 100.000 đồ sứ được làm bởi các nghệ nhân có tiếng
24 cái giường bằng vàng ròng có trang trí tinh xảo (mỗi giường có cẩn tám loại đá quý khác nhau)
460 cái đồng hồ tốt của châu Âu
600 tì thiếp trong phủ, còn gia nhân thì không tính hết.