Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh (TRIBAT) được thành lập vào ngày 21 tháng 12 năm 2001, là sự kết hợp ý tưởng và khả năng sáng tạo của các kỹ sư từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học.
Chủ tịch của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh là ông Ngô Pa Ri. Sở dĩ ông có tên Pa Ri là vì ông được sinh ra đúng vào ngày ký Hiệp định Paris, nên bố mẹ ông đã vui mừng chọn luôn tên của Hiệp định lịch sử đặt cho ông. "Hoà bình là ước mơ khắc khoải của người dân Việt Nam những năm tháng chiến tranh dài đăng đẳng ấy. Tôi nghĩ, bố tôi cùng những người thuộc thế hệ ông đã mong hoà bình đến mức nào. Niềm vui riêng đón nhận một thành viên mới của gia đình đã hoà vào niềm vui chung của dân tộc. Tôi cũng quen với việc giải thích tên mình rồi.", ông Pa Ri chia sẻ.
Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh đã chọn tham gia sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho không gian xanh đô thị theo hướng ứng dụng công nghệ cao và mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng tiêu dùng.
Dòng sản phẩm Đất sạch dinh dưỡng thương hiệu TRIBAT dùng để trồng cây cảnh, hoa… ra đời đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay, Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh - TRIBAT là nhà sản xuất và cung cấp các loại đất sạch, phân bón, chế phẩm sinh học và đá sạch.
Hơn 20 năm trong lĩnh vực chuyên xử lý, tái chế rác thải hữu cơ thành những sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường là một chặng đường nhiều thử thách nhưng Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thảo vẫn nhiệt huyết, ông còn vì môi trường thành phố mà ấp ủ suy nghĩ táo bạo.
Bắt đầu từ năm 2001, ông Thảo đã tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học xử lý môi trường và tái chế các sản phẩm hữu ích. Từ những ngày đầu khởi nghiệp cho đến nay, ông Thảo cũng như những người đồng sáng lập Sài Gòn Xanh thường nhắc về thử thách được gọi là “vì thắng lợi cho thành phố”.
Đó là vào năm 2013, vụ 4.000 tấn bùn thải của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng gây ô nhiễm mùi rất nghiêm trọng. Chính quyền thành phố mời Công ty Sài Gòn Xanh thử nghiệm xử lý loại bùn gây ô nhiễm này, đồng thời yêu cầu trả lại sản phẩm đất sạch thân thiện với môi trường. Công ty ông buộc phải tìm ra giải pháp để xử lý thành công lượng bùn này thì không chỉ 4.000 tấn bùn ở Bình Hưng được xử lý mà thành phố sẽ có giải pháp xử lý môi trường đủ tin cậy để giải quyết vấn đề tương tự sau này.
Cuối cùng, công ty Sài Gòn Xanh của ông Thảo đã thành công. Sau khi công ty dùng giải pháp sinh học thân thiện với môi trường và tái chế hiệu quả để xử lý 4.000 tấn bùn ô nhiễm tại Bình Hưng vào năm 2013, Sài Gòn Xanh đã được chính quyền thành phố tin tưởng cho phép xây dựng và phát triển nhà máy xử lý bùn thải từ Sài Gòn Xanh đến Đa Phước (Bình Hưng).
Cũng từ đó, công ty bắt đầu phát triển và mở rộng ra với quy mô lớn hơn. Đến nay, ông Nguyễn Văn Thảo đang giữ chức Tổng giám đốc công ty.
Đến năm 2018, Nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh (Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh) nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM), hiện xử lý trung bình hơn 770 tấn bùn thải/ngày. Bùn thải từ cống, kênh được đưa vào hệ thống phân loại, trộn và ủ hiếu khí thành đất trồng trọt và phân hữu cơ.
Mạng lưới phân phối sản phẩm đất sạch và phân bón hữu cơ Tribat được công ty thiết lập phủ khắp cả nước với 1.157 đại lý và xuất khẩu sang một số nước. Công ty cũng đang tập trung vào công nghệ khí sinh học tích hợp trong thời gian tới để tạo ra các sản phẩm năng lượng sạch.
Dùng công nghệ biogas để ủ bùn ô nhiễm, rác hữu cơ đã phân loại và thức ăn thừa với mục đích thu hồi nhiệt năng, điện năng và cả CNG khi tăng công suất. Đáng chú ý nhất là bằng việc tối ưu hóa quy trình ủ yếm khí tạo khí sinh học, công ty đã đưa khả năng sản xuất khí sinh học lên quy mô công nghiệp, mở ra triển vọng về nhà máy điện khí sinh học.
Tổng giám đốc công ty - Ông Nguyễn Văn Thảo chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực để tiên phong trong việc ứng dụng biogas vào phát điện ở quy mô công nghiệp”.
Công ty hiện đã làm chủ công nghệ biogas tích hợp với ưu điểm vượt trội là suất đầu tư thấp (khoảng 17 tỷ đồng/100 tấn), trong khi nếu sử dụng công nghệ nước ngoài, suất đầu tư có thể lên tới 150 tỷ đồng. Giá thành xử lý rác hữu cơ theo công nghệ nước ngoài cao, trong khi công nghệ của Công ty TNHH công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh theo dự kiến chỉ tương đương giá thành chôn lấp rác sinh hoạt của thành phố hiện nay, chưa kể sản phẩm đầ