Tập đoàn PAN hiện nay đang sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp các công ty uy tín trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm.

Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Tập đoàn PAN

Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) tiền thân là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình được thành lập năm 1998 với tổng số vốn  ban đầu là 250 tỷ đồng. Năm 2010, Công ty  niêm yết cổ phiếu trên  HoSE. Công ty còn có các ngành kinh doanh chính trong  lĩnh vực nông nghiệp, chế biến, xuất khẩu thủy sản,  chế biến, đóng gói, kinh doanh giống cây trồng và vật tư  cây trồng,... Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm tại thị trường Việt Nam. Cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm đóng gói cho thị trường trong nước và các thị trường khác trên thế giới. Năm 2012, công ty bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp với việc mua 2,6 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF), tương ứng 20,2% vốn cổ phần công ty.

Ban lãnh đạo của Pan

cong-ty-co-phan-tap-doan-pan-de-che-nong-nghiep-cua-ong-trum-chung-khoan-nguyen-duy-hung-1685895080.jpeg

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Duy Hưng; Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Trà My. Ông Nguyễn Duy Hưng được biết đến là nhà sáng lập và điều hành Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Tuy mới rẽ sang lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2013, nhưng The PAN Group do ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch đã thể hiện rõ tham vọng vươn lên dẫn đầu ngành nông nghiệp thực phẩm.

Ông Nguyễn Duy Hưng, anh cả trong một gia đình có bốn anh chị em, đã giành được học bổng du học tại Đông Đức vào năm 1980. Trong thời gian sống và học tập tại Đông Đức, ông Hưng đặc biệt quan tâm đến việc mua bán hàng hóa giữa Đông Đức và Việt Nam. Năm 2013 ông Nguyễn Duy Hưng bắt đầu đẩy mạnh phần còn lại của Pan Pacific để tạo ra một vòng tròn trong nông nghiệp mà ông gọi là "Farm - Food - Family". Với tên gọi mới là Pan Group, công ty đã huy động được gần 100 triệu USD và nắm giữ phần lớn cổ phần trong số 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp hạt giống hoặc sản xuất nông sản. Các sản phẩm khá đa dạng, từ gạo, hạt điều đến hải sản và hoa.

Trong năm 2015, Tập đoàn Pan đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu thuần hợp nhất 2.650 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 362 tỷ đồng, đạt lần lượt 105% và 129% kế hoạch. Vốn điều lệ của công ty cũng tăng từ 616 tỷ Đồng lên 1.008 tỷ Đồng tại thời điểm 31/12/2015. Trong bối cảnh thị trường chung gặp nhiều khó khăn, phần lớn các công ty trong Tập đoàn có sự tăng trưởng ổn định và tốt về doanh thu và lợi nhuận nhờ khả năng duy trì tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và dịch vụ tiện ích. Cơ cấu doanh thu trong năm 2015 của PAN có sự dịch chuyển rõ nét phản ánh sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh với tỷ trọng chính đến từ Nông nghiệp (47%) và thực phẩm (bao gồm thủy sản và chế biến thực phẩm) (38%) và giảm dần tỷ trọng doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh truyền thống là dịch vụ tòa nhà (15%).

cong-ty-co-phan-tap-doan-pan-de-che-nong-nghiep-cua-ong-trum-chung-khoan-nguyen-duy-hung-2-1685895177.png

Cũng trong năm 2015, vào ngày 05/10/2015 CTCP Tập đoàn Pan chính thức nói lời chia tay mảng dịch vụ vệ sinh công nghiệp - vốn là ngành nghề truyền thống của PAN để chuyển sang một hướng đi hoàn toàn mới với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm. Pan đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại 2 công ty con (PAN nắm 100% vốn) là công ty TNHH Dịch vụ Xuyên Thái Bình và Công ty TNHH Liên Thái Bình cho đối tác Nhật Bản là công ty TNHH Nihon Housing Co. Ltd.

Sau 3 - 4 năm huy động vốn và xây dựng, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng The PAN Group đã có đủ cơ sở để phát triển mô hình Farm - Food - Family. Trong đó mảng Farm với nền tảng là Vinaseed, VFC, PAN Hulic. Mảng Food với hạt nhân là Bibica, một thương hiệu bánh kẹo nội địa. Ông cho biết, hiện nay PAN đã đạt được thỏa thuận với Lotte nhận chuyển nhượng lại 100% cổ phần. Do COVID-19 mà giao dịch này phải lùi lại, nhưng dự kiến sẽ hoàn thành thời gian tới. Sau khi hoàn tất mua lại Bibica, công ty sẽ cho sáp nhật PAN Food và Bibica làm một. Năm 2020 CTCP Tập đoàn Pan bắt tay tập đoàn Sojitz đưa hạt điều sang Nhật. Trong tương lai, Lafooco có thể mở rộng sang xuất khẩu hoa quả sấy, và cà phê với SHIN. Các thành viên khác trong hệ sinh thái CTCP Tập đoàn Pan như CTCP XNK Thủy sản Bến Tre (ABT) muốn tăng cường áp dụng công nghệ vào sản xuất, hay Nước mắm 584 sẽ xây nhà máy vào cuối tháng này… cũng được Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng tiết lộ.

Được biết, PAN lần đầu rót vốn vào VFG là năm 2017 khi chào mua công khai 20% vốn với giá bình quân 38.500 đồng/cổ phiếu. Đến năm 2019, PAN nâng sở hữu tại VFG lên hơn 41% vốn, tương đương nắm giữ hơn 13,2 triệu cổ phiếu VFG. Về hoạt động doanh nghiệp, tập đoàn đã đề ra kế hoạch doanh thu thuần năm 2020 tăng nhẹ 1% lên 7.918 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất 305 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PAN cũng dự kiến mức chi trả cổ tức bằng tiền năm 2020 khoảng 5 - 10%. Tỷ lệ và thời gian thực hiện cụ thể sẽ do HĐQT căn cứ tình hình thực tế quyết định.

cong-ty-co-phan-tap-doan-pan-de-che-nong-nghiep-cua-ong-trum-chung-khoan-nguyen-duy-hung-1-1685895104.jpeg

Năm 2021, PAN Group ghi nhận doanh thu thuần tăng 20% và lãi ròng tăng 26% so với kết quả năm liền kề trước đó, lần lượt đạt hơn 9.200 tỷ đồng và 510 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của công ty tăng nhẹ lên 18,9% và biên lợi nhuận sau thuế tăng 1,5% lên 5,5% so với năm liền kề trước đó. Lĩnh vực thực phẩm của PAN bao gồm 4 mảng với bánh kẹo (PAN Food, Bibica), thủy sản (Sao Ta, Xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre), hạt và hoa quả sấy (Lafooco), nước mắm (584 Nha Trang) mang về hơn 7.000 tỷ đồng doanh thu trong năm ngoái (tăng 8% so với năm 2020). Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp đến từ PAN Farm (chủ yếu được đóng góp từ Vinaseed và một tháng doanh thu hợp nhất từ VFG) mang về 2.000 tỷ đồng doanh thu. 

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của PAN Group đạt 15.000 tỷ đồng, tăng gần 3.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả của Tập đoàn này ở mức 7.444 tỷ đồng, tương đương 49% tổng tài sản (gần 6.000 tỷ đồng nợ ngắn hạn) và vốn chủ sở hữu đạt 7.580 tỷ đồng, tương đương 50% tổng tài sản.

Quý đầu năm 2022, doanh thu Công ty cổ phần Tập đoàn PAN tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2.950 tỷ đồng. Nhóm các chi phí cố định đều tăng so với quý I/2021, tổng cộng đội thêm gần 23%. Dẫu vậy, PAN ghi nhận gần 97 tỷ đồng lợi nhuận khác, tăng mạnh so với mức một tỷ đồng cùng kỳ.Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty này đạt gần 170 tỷ đồng, cao gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước - hoàn thành gần một phần tư kế hoạch kinh doanh cả năm. Ban lãnh đạo PAN lý giải mức tăng doanh thu và lợi nhuận kỳ này một phần đến từ việc hợp nhất công ty con sau khi đạt được quyền kiểm soát từ cuối năm 2021 - Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFG). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng triển khai tái cơ cấu tài sản cố định tại đơn vị thành viên để tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh. PAN ghi nhận mức đóng góp lợi nhuận lớn của Công ty cổ phần Bibica (BBC) từ việc này. Chuyển nhượng tài sản đã giúp lãi sau thuế Bibica tăng hơn 17 lần. Trong quý I/2022, các mảng kinh doanh giống cây trồng, gạo, hạt đóng gói, tôm xuất khẩu tiếp tục là nhân tố chính mang lại mức tăng trưởng doanh thu cho công ty. So với nông nghiệp, thực phẩm là lĩnh vực kinh doanh có bước tiến lớn khi doanh thu nhích nhẹ 2% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng hơn 7 lần, đạt gần 225 tỷ đồng.