-1682538810.jpeg

Trụ sở hiện tại của CIENCO4: Tòa nhà ICON4, 243A Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.

Hành trình của ông Nguyễn Văn Tuấn gắn bó với CIENCO4

Sau khoảng 10 năm giữ vị trí nhân viên Phòng Thị trường Xuất nhập khẩu Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, Nghệ An.

Giai đoạn tháng 10/2013 - 07/2016: Ông Nguyễn Văn Tuấn "bất ngờ" ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương Mại 423. Từ đây, sự nghiệp của ông Tuấn tiếp tục có bước tiến mới.

Ngày 22/04/2017, ông Nguyễn Văn Tuấn chính thức được bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị và không lâu sau đó là vị trí  ghế "nóng", Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4.

Tập đoàn CIENCO4 tiền thân là Cục Công trình - Bộ Giao thông Vận tải - được thành lập năm 1962.

Năm 2014 CIENCO4 chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải đại diện vốn Nhà nước nắm giữ 35%.

Đến tháng 12/2014, Nhà nước thoái vốn toàn bộ tại CIENCO4, Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc trở thành cổ đông chiến lược nắm 51,5% cổ phần tại CIENCO4. Năm 2015, Công ty Tuấn Lộc đã bán bớt cổ phần tại CIENCO4 và tiến hành thoái toàn bộ vốn vào cuối năm 2016.

Đây là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện "đậm nét" của ông Nguyễn Văn Tuấn tại CIENCO4 với vai trò cổ đông lớn.

Tài liệu đăng ký giao dịch đảm bảo cho thấy:

  • Có ít nhất 3 giao dịch vay của ông Nguyễn Văn Tuấn tại các ngân hàng vào nửa cuối năm 2015.
  • Giao dịch thế chấp tổng cộng hơn 10,4 triệu cổ phần C4G.
  • Số cổ phần C4G thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Tuấn đã được CIENCO4 phát hành giấy chứng nhận sở hữu cổ phần trong tháng 8/2015 - 9/2015.

Hoạt động thoái vốn của Công ty Tuấn Lộc khỏi CIENCO4 phần nào hé lộ "bệ phóng" của Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn – bà Trương Thị Tâm.

Năm 2016, Công ty Tuấn Lộc thoái toàn bộ số cổ phần còn lại tại CIENCO4 cho các nhà đầu tư gồm:

  • Công ty Cổ phần Tập đoàn VPA (nay là Công ty Cổ phần New Link).
  • Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xuất nhập khẩu và Dịch vụ tổng hợp Nhật Minh.

Tình hình kinh doanh của CIENCO4

Báo cáo quản trị năm 2016 của CIENCO4 cho thấy:

  • Ở thời điểm 20/1/2017: Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn VPA tại CIENCO4 đã giảm từ 37,95% xuống 25,2%.
  • Ngày 11/07/2017, tỷ lệ này giảm xuống 20,75%.
  • Cũng ở thời điểm 11/07/2017, Công ty Nhật Minh nắm giữ 14,13% vốn tại CIENCO4 (theo Báo cáo quản trị CIENCO4).
  • Trong năm 2018:
  • Công ty Nhật Minh của ông Nguyễn Văn Tuấn đã chuyển nhượng cổ phần của mình cho Công ty TNHH Đầu tư Thượng Hải.
  • CIENCO4 được niêm yết tập trung trên sàn UPCoM với mã C4G  từ tháng 12/2018.

CIENCO4 làm chủ đầu tư lớn của hàng loạt BOT như:

  • BOT Nam Bến Thủy - tránh Thành phố Hà Tĩnh.
  • Dự án BOT QL38 Yên Lệnh - Vực Vòng, BOT Nghi Sơn - Cầu Giát.

Các dự án mà CIENCO4 đã từng là nhà thầu triển khai gồm có:

  • Gói thầu Xây lắp số 1 thuộc Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.
  • Gói thầu xây lắp hạng mục giao thông, thoát nước thuộc dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.
  • Gói thầu số 08 thi công xây dựng hầm Lê Văn Lương – Vành đai 3.
  • Gói thầu XL-02 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
  • Gói thầu số 2-XL thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây...

Khi ngồi vào ghế Chủ tịch CIENCO4, ông Nguyễn Văn Tuấn được các cổ đông kỳ vọng CIENCO 4 sẽ được thổi "luồng gió mới" làm nổi bật diện mạo thương hiệu.

Tuy nhiên, sau năm 2018 thuận lợi, năm 2019, CIENCO4 đối mặt với nhiều thách thức, do dự kiến kế hoạch kinh doanh của năm không đạt như kế hoạch.

cienco4-1-1682538872.jpeg

Cụ thể, trong năm 2019:

  • CIENCO4 dự kiến lên được doanh thu bất động sản của các khu đô thị Long Sơn tại dự án Cầu Hiếu 2 (dự án đầu tư BT). Do vướng các thủ tục hành chính nên CIENCO4 chưa kịp lên doanh thu trong năm 2019, qua đó khiến lợi nhuận của CIENCO4 sụt giảm đáng kể.
  • Năm 2020, CIENCO4 ghi nhận lợi nhuận sụt giảm khoảng 14% so với kết quả thực hiện năm 2019.

Năm 2021, CIENCO4 bị gọi tên trong bản án sơ thẩm trong vụ án sai phạm xảy ra tại dự án trọng điểm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do Tòa Án Nhân Dân - Thành phố Hà Nội công bố.

Năm 2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 có:

  • Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ đạt 2.975,8 tỷ đồng.
  • Lãi ròng tăng gấp 2,7 lần (168,2 tỷ đồng) so với năm 2021.

BCTC quý IV/2022 của CTCP Tập đoàn CIENCO4 với nhiều điểm nổi bật:

  • Riêng quý IV/2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Cienco4 đạt 928,7 tỷ đồng, (gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái).
  • CIENCO4 đã báo lãi 58,1 tỷ đồng (gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong quý 4/2022, Công ty đã hoàn thành việc chuyển nhượng và ghi nhận doanh thu đối với Dự án Khu đô thị Long Sơn 1, số tiền gần 327 tỷ đồng, mang lại khoản lợi nhuận gộp 22.4 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm - doanh thu thuần của CIENCO4 đạt 2.975,8 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 168,2 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản CIENCO4:

  • Ở mức 8.447,4 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn 3.507,2 tỷ đồng.
  • Tài sản cố định 2.336,9 tỷ đồng.
  • Đầu tư tài chính dài hạn 544,7 tỷ đồng.
  • Bất động sản đầu tư 127,4 tỷ đồng…

Bên kia bảng cân đối kế toán:

  • Nợ phải trả hơn 5.934,2 tỷ đồng.
  • Vốn chủ sở hữu ở mức 2.513,2 tỷ đồng.
  • Thặng dư vốn cổ phần hơn 17,5 tỷ đồng.
  • Quỹ đầu tư phát triển hơn 11,9 tỷ đồng.
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 232,3 tỷ đồng

Trong giai đoạn 2019 - 2022:

  • Doanh thu thuần của CIENCO nằm ở mức 2.342,9 tỷ đồng năm 2019.
  • Giảm xuống 2.089,8 tỷ đồng năm 2020.
  • Tiếp tục giảm xuống 1.885 tỷ đồng năm 2021 trước khi tăng lên 2.975,8 tỷ đồng năm 2022.
  • Lãi ròng của Cienco4 tỷ lệ thuận với doanh thu khi đạt 92,2 tỷ đồng năm 2019.
  • Giảm xuống 64,4 tỷ đồng năm 2020.
  • Tiếp tục giảm 61,7 tỷ đồng năm 2021 trước khi tăng lên 168,2 tỷ đồng năm 2022.