Ngày 17/4/2023, sau nhiệm kỳ đầu tiên thành công, ông Nguyễn Phú Cường tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Vinachem theo công văn số 263/TTg-TCCB của Thủ tướng Chính phủ. (nguồn Dân Trí)
Ông đã đưa Vinachem từ một doanh nghiệp nằm trong danh sách dài lỗ nghìn tỷ thành doanh nghiệp liên tục báo lãi kỷ lục giữa hai năm covid khó khăn.
Ông Nguyễn Phú Cường sinh ngày 01/05/1963 tại thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Sau khi tốt nghiệp, năm 1989 ông Cường xin vào làm trong Sở tài chính của tỉnh Đồng Nai với chức vụ nhân viên Phòng ngân sách, ông làm tại đây cho đến năm 1995. Từ năm 1995, ông được thăng lên làm Phó trưởng phòng Phòng ngân sách. Đến năm 1996, ông Cường tiếp tục được bổ nhiệm chức vụ Phó giám đốc Sở tài chính tỉnh Đồng Nai, ông giữ chức vụ này đến năm 2002. Năm 1999, ông Cường trở thành Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai trong nhiệm kỳ 1999 - 2004. Từ năm 2000, ông Nguyễn Phú Cường là Tỉnh ủy viên trong nhiệm kỳ từ 2000 - 2005.
Từ năm 2003, ông trở thành Giám đốc Sở tài chính tỉnh Đồng Nai kiêm Thành viên UBND tỉnh kiêm Tỉnh ủy viên. Đến năm 2005, ông tiếp tục là Tỉnh ủy viên, đồng thời được bổ nhiệm chức Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa - Đồng Nai, kiêm Phó Bí thư Thành ủy Biên Hòa đến năm 2011. Ông Cường còn trở thành Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI (tháng 1/2011).
Từ năm 2011 đến năm 2014, ông Cường tiếp tục là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, ông cũng được chính thức trở thành Bí thư Thành ủy Biên Hòa kiêm Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy Đồng Nai (từ tháng 5/2014); từ năm 2011 ông Cường cũng là Đại biểu HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2015, ông Cường còn được bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiêm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI. Từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2016, ông được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai kiêm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI. Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016, ông Cường là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, kiêm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (từ tháng 1/2016).
Từ tháng 6/2016 đến tháng 1/2021, ông được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, kiêm Bí thư tỉnh ủy kiêm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII. Đến tháng 7/2021, ông là Đại biểu Quốc hội khóa XV, được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội trong kỳ họp thứ nhất.
Đến ngày 25/8/2021, ông Nguyễn Phú Cường được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid - 19 theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đến ngày 15/5/2023, Ban chấp hành Trung ương đã cho ông Nguyễn Phú Cường thôi làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.
Tiếp đó, đến ngày 22/5/2023, chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội của ông Cường đã được Quốc hội miễn nhiệm và quyết định cho ông thôi làm Đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV này.
Kể từ khi được bổ nhiệm ông Nguyễn Phú Cường làm người đứng đầu Vinachem vào ngày 8/2/2018 theo Quyết định 188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Phú Cường và các cộng sự đã từng bước đưa tập đoàn này sản xuất kinh doanh khởi sắc. Trước đó, thời ông Nguyễn Anh Dũng còn làm Chủ tịch Vinachem, công ty đã phải chịu tình trạng kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng nhiều năm liên tục.
Đến khi quyền lực được giao cho ông Cường, theo số liệu cho thấy Vinachem đã đạt được những kết quả khả quan trong năm 2021, gồm: Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế ước đạt 48.980 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm 2020.
Doanh thu toàn Tập đoàn tăng 24% so với năm 2020, ước đạt 51.200 tỷ đồng. Năm 2021, Vinachem nộp ngân sách nhà nước 1.668 tỷ đồng. Đến năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam ghi nhận đạt doanh thu và lợi nhuận ấn tượng trong bối cảnh giá phân bón neo ở mức cao.
Lợi nhuận hợp nhất toàn Tập đoàn tăng 3.883 tỷ đồng so với năm 2021, ước đạt 6.015 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là các đơn vị bị “giám sát đặc biệt” của Vinachem (các dự án ngành công thương thua lỗ kéo dài - thuộc đề án 1468) gồm Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc và DAP số 2 -Vinachem (DAP2), ước tính lợi nhuận ấn tượng, lên tới 2.645 tỷ đồng, so với mức lãi thấp hoặc lỗ lớn trong năm 2021 và các năm trước.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Vinachem và nhiều công ty con, công ty liên kết tăng mạnh trong năm 2022 là do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, người tiêu dùng nhu cầu tăng trở lại.
Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản đều tăng. Trong đó, giá một số mặt hàng phân bón chủ lực của nhóm (urê, DAP, NPK…) vẫn ổn định ở mức cao. Trong năm 2023, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chương trình hành động của tập đoàn về triển khai kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng.
Tập đoàn phấn đấu đạt các mục tiêu năm 2023, trong đó: mục tiêu tổng thu ngân sách năm 2023 đạt 60.800 tỷ đồng, tăng 1,0% so với ước thực hiện năm 2022; lợi nhuận hợp nhất năm 2023 đạt 3.100 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ph%C3%BA_C%C6%B0%E1%BB%9Dng
https://vietnamnet.vn/vi-tien-si-ban-phan-bon-va-bi-kip-lua-nuoc-day-thuyen-2138585.html
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/keo-dai-thoi-gian-giu-chuc-voi-chu-tich-vinachem-20230418101134866.htm
https://baodautu.vn/ong-nguyen-phu-cuong-chinh-thuc-nham-chuc-chu-tich-vinachem-d77612.html
https://vneconomy.vn/tap-doan-hoa-chat-viet-nam-co-tan-chu-tich.htm
https://cafef.vn/tap-doan-hoa-chat-viet-nam-dat-muc-doanh-thu-ky-luc-trong-nam-2021-4-12-du-an-yeu-kem-nganh-cong-thuong-vuot-36-ke-hoach-20220108232215744.chn
https://nhandan.vn/vinachem-va-no-luc-tro-lai-vi-the-dan-dau-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-post770518.html