Sự đa dạng hóa: Chìa khóa để phục hồi chuỗi cung ứng

"Đừng bỏ hết trứng vào một giỏ" – câu nói này không chỉ áp dụng trong đầu tư mà còn là nguyên tắc vàng trong quản trị chuỗi cung ứng. Ông Boon Tiam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên nhiều góc độ, từ việc nhập nguồn nguyên liệu ở các nơi, đến đa dạng sản phẩm và tệp khách hàng, hay thậm chí là các lựa chọn giao hàng khác nhau.

Những chiến lược như nearshoring, đa dạng hóa, hay China Plus đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng cường khả năng chống chịu trước gián đoạn. Nhiều công ty đang xem xét lại mô hình kinh doanh và chuỗi cung ứng của mình để trở nên kiên cường hơn và tự bảo vệ mình trước sự đứt đoạn trong tương lai.

Tuy vậy, trước sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng tôi khuyến nghị doanh nghiệp chuyển từ mô hình "Just-in-Time" sang "Just-in-Case" Trong đó, "Just-in-Time" là tập trung vào tối ưu hóa chi phí, chỉ dự trữ hàng hóa vừa đủ; còn “Just-in-Case" là xây dựng dự phòng, lưu trữ hàng hóa nhiều hơn để ứng phó với các tình huống bất ngờ như gián đoạn nguồn cung hoặc thay đổi đột ngột về nhu cầu.

Lập bản đồ chuỗi cung ứng: Hiểu để cải thiện

“Doanh nghiệp không thể cải thiện những gì mà họ không thể đo lường,” ông Boon Tiam nhấn mạnh. Việc lập bản đồ chuỗi cung ứng — từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng — là yếu tố cốt lõi để xác định các lỗ hổng tiềm ẩn. Với sự hỗ trợ từ các đối tác và công nghệ, quy trình này ngày nay đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Ông đề xuất sử dụng công cụ miễn phí như “Bộ công cụ phục hồi chuỗi cung ứng NCAPEC”, giúp doanh nghiệp chẩn đoán điểm yếu và đề xuất các bước cải thiện cụ thể. Sau khi lập bản đồ, hợp tác với các đối tác chuỗi cung ứng giàu kinh nghiệm như UPS sẽ là bước tiếp theo để nâng cao khả năng thích nghi với những thay đổi của thị trường.

Hơn nữa, một vấn đề lớn mà doanh nghiệp thường gặp phải là làm sao để đạt được sự cân bằng giữa tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường và kiểm soát chi phí. Để giải quyết, ông Boon khuyến nghị sử dụng các dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới chi phí thấp như UPS Worldwide Economy — được thiết kế dành riêng cho các lô hàng nhỏ, không khẩn cấp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tận dụng FTA: Đòn bẩy cho doanh nghiệp

Việt Nam hiện là thành viên của 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm CPTPP, EVFTA, RCEP và US-Vietnam Trade Framework. FTA không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp SMEs vượt qua gián đoạn chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng FTA để:

Đa dạng hóa nguồn cung: Nhờ các ưu đãi thuế quan và quy trình đơn giản hóa, SMEs có thể dễ dàng tiếp cận các nhà cung cấp từ các quốc gia thành viên FTA. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất và tăng khả năng ứng phó với những gián đoạn bất ngờ.

Mở rộng thị trường: FTA cung cấp cơ hội thâm nhập các thị trường mới với chi phí thấp hơn, đồng thời giảm thiểu rào cản thương mại, giúp doanh nghiệp nhỏ duy trì dòng doanh thu ổn định ngay cả khi thị trường nội địa bị ảnh hưởng.

Tối ưu hóa chi phí: Bằng cách tận dụng các hiệp định như RCEP hay EVFTA, SMEs có thể giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu và tăng khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất giày tại Việt Nam có thể nhập nguyên liệu da từ Trung Quốc nhờ vào hiệp định RCEP với mức thuế thấp và quy trình nhập khẩu thuận lợi. Sau đó, giày thành phẩm có thể được xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) tận dụng EVFTA, với mức thuế ưu đãi và tiêu chuẩn thương mại rõ ràng. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp vừa tối ưu chi phí nguyên liệu vừa mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Boon Tiam Tan, Giám đốc Điều hành UPS Việt Nam & Thái Lan tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Doanh nghiệp nhỏ nên bắt đầu từ đâu với quá trình số hóa

Nhiều công ty gặp khó khăn trong việc kết nối các bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu riêng biệt, trong khi hầu hết các đơn vị vận chuyển thấy khó khăn và tốn thời gian để chuyển dữ liệu chuỗi cung ứng thành thông tin hữu ích. Vì vậy tăng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng (Supply chain visibility) với tính năng theo dõi theo thời gian thực và quản lý hàng tồn kho tốt hơn giúp các doanh nghiệp luôn kiểm soát được hoạt động của mình.

Yếu tố quan trọng khác là hệ thống hậu cần tích hợp có thể mang lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh dưới hình thức cải thiện dịch vụ khách hàng, cộng tác, tận dụng tối đa tài sản và mức độ chính xác của dự báo.

Tuy nhiên, việc quản lý logistics từ khâu xuất khẩu đến nhập khẩu đòi hỏi hiểu biết sâu về các quy định thương mại quốc tế và thủ tục hải quan. Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp không nên tự xử lý mà nên làm việc với các đối tác có chuyên môn.

Một ví dụ là chúng tôi từng làm việc với một khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trang sức vỏ sò sang Mỹ. Ở Mỹ đòi hỏi doanh nghiệp này phải làm kiểm định và cung cấp giấy tờ liên quan tới vỏ sò. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc này nên đã tư vấn cho đối tác chuyển đổi nguyên liệu sang vỏ sò nhân tạo để có thể đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Mỹ.

Tương lai của chuỗi cung ứng bền vững: Thích nghi với xu hướng toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới sự bền vững, các thị trường tín chỉ carbon đang dần định hình, tạo áp lực nhưng đồng thời mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Để duy trì khả năng cạnh tranh trên các thị trường lớn như Mỹ và EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải carbon là điều kiện bắt buộc.

Từ đầu năm 2024, Mỹ sẽ áp dụng thu phí dựa trên cường độ phát thải của các sản phẩm nhập khẩu thuộc lĩnh vực năng lượng và công nghiệp. Tương tự, EU đang triển khai thí điểm Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM). Từ năm 2026, CBAM sẽ chính thức vận hành, yêu cầu doanh nghiệp báo cáo lượng khí thải và đóng phí carbon phù hợp, mở ra một kỷ nguyên mới về trách nhiệm môi trường trong thương mại quốc tế.

Để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với xu hướng này, UPS cung cấp các giải pháp như UPS Carbon Neutral, cho phép khách hàng bù đắp lượng khí thải từ các lô hàng bằng cách đầu tư vào các chương trình bù trừ carbon được chứng nhận toàn cầu. Ngoài ra, dịch vụ Phân tích tác động carbon của UPS giúp doanh nghiệp đo lường chính xác lượng phát thải liên quan đến vận chuyển, từ đó tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu tác động môi trường.

Không dừng lại ở đó, UPS còn hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách cung cấp các giải pháp carbon thấp, báo cáo phát thải chi tiết và xây dựng kế hoạch giảm khí thải một cách hiệu quả. Những công cụ này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài, biến trách nhiệm môi trường thành lợi thế cạnh tranh.

"Xây dựng một chuỗi cung ứng bền bỉ không chỉ là tối ưu hóa chi phí mà còn là đầu tư cho tương lai. Doanh nghiệp nhỏ cần bắt đầu ngay từ hôm nay để thích nghi và dẫn đầu trong một thế giới không ngừng thay đổi." ông Boon Tiam chia sẻ.