Ông Lê Hữu Báu - Chồng bà Nguyễn Thị Nga bán hơn 43 triệu cổ phiếu SSB, thu hơn 770 tỷ

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), ông Lê Hữu Báu, chồng của bà Nguyễn Thị Nga đã bán thành công hơn 43,7 triệu cổ phiếu SSB theo phương thức thoả thuận. Giao dịch này nhằm giảm tỷ lệ sở hữu để đáp ứng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2024.

Trước giao dịch, ông Báu nắm giữ hơn 94,3 triệu cổ phiếu SSB, tương ứng tỷ lệ 3,329% vốn SeABank. Sau khi thực hiện giao dịch, ông Báu giảm lượng cổ phiếu SSB sở hữu xuống còn 50,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,785% vốn.

Giao dịch được thực hiện vào ngày 24/10. Trong phiên diễn ra giao dịch, cổ phiếu SSB ghi nhận nhiều giao dịch thỏa thuận, tổng cộng hơn 43,7 triệu đơn vị, bằng đúng số lượng ông Báu đăng ký bán ra. Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận là 770 tỷ đồng.

Hiện gia đình ông Lê Hữu Báu và bà Nguyễn Thị Nga sở hữu lượng lớn cổ phiếu tại SeABank.

Trước đó, ông Lê Tuấn Anh, con trai bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT SeABank, cũng đã đăng ký bán ra 1,5 triệu cổ phiếu SSB bằng phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 17/10 đến 15/11 với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân.

Theo ghi nhận, ông Lê Tuấn Anh đã nhiều lần đăng ký bán ra cổ phiếu SSB. Trong thời gian từ ngày 12/9 đến 9/10, ông Tuấn Anh bán khớp lệnh 501.800 cổ phiếu trên tổng số 1,5 triệu đơn vị đăng ký. Vào tháng 7, ông đăng ký bán ra 1 triệu cổ phiếu SSB. Hồi tháng tháng 2, ông cũng đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu.

Số cổ phiếu SSB mà ông Báu và người có liên quan sở hữu giảm xuống 281 triệu đơn vị, tương ứng 9,9% vốn.

----------------------------

Ông Lê Hữu Báu - chồng của bà Nguyễn Thị Nga là ai?

Ông Lê Hữu Báu là một tiến sĩ du học tại Đức, từng được giữ lại Đức làm việc nhưng ông đã quyết định quay trở về Việt Nam, cùng vợ mình phát triển sự nghiệp tại Tập đoàn đa ngành BRB, ngân hàng SeABank và các công ty liên quan. Ông và vợ của mình - bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG). Vợ chồng ông Báu đã có hai người con, gồm 1 trai và 1 gái. Con trai Lê Tuấn Anh hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SeABank và con gái Lê Thị Thủy đang giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc ngân hàng kiêm đảm nhiệm Phó Chủ tịch thường trực hội đồng quản trị.

chan-dung-ong-le-huu-bau-dong-sang-lap-brg-phu-quan-kinh-tieng-cua-madame-nga-1685389913.jpeg

Được biết, ông Lê Hữu Báu từng có thời gian đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn BRG trong thời gian ngắn, sau đó trao lại chiếc ghế này lại cho vợ mình. Ngoài ra ông từng là thành viên HĐQT của SeABank vào năm 2013. Hiện tại ông đang nắm giữ trong tay hơn 54 triệu cổ phiếu SSB trị giá hơn 1600 tỷ đồng (thống kê mới nhất vào 25/02/2022, cafef). Trong thời gian 21/4/2022 - 20/5/2022, ông Lê Hữu Báu - bố ông Lê Tuấn Anh và là chồng bà Nguyễn Thị Nga - đăng ký mua đúng 2 triệu cổ phiếu nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 56,9 triệu cổ phiếu, tương đương 3,4% vốn SSB. 

Nguyễn Thị Nga được biết đến là nữ doanh nhân giàu có nhất Việt Nam, hiện bà đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeAbank) đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Intimex Việt Nam.

Nguyễn Thị Nga vợ ông Báu sinh ngày 17-8-1955 tại Thành phố Hà Nội. Bà được biết đến là nữ doanh nhân giàu có nhất Việt Nam, hiện bà đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeAbank) đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Intimex Việt Nam.Từng tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân bên cạnh đó, bà còn từng trải qua nhiều lớp học kinh tế tại nhiều nước khác nhau như Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc. Bà cũng là nữ doanh nhân đầu tiên ở Việt Nam được mời tham gia vào lớp học ở George Town , Mỹ dưới sự tài trợ của quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton- phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế các nước.


Tình hình kinh doanh của Seabank khi mà ông Báu giữ trong tay hơn 54 triệu cổ phiếu?

chan-dung-ong-le-huu-bau-dong-sang-lap-brg-phu-quan-kinh-tieng-cua-madame-nga-1685390023.png

Trước đó vào năm 2021, ông Lê Hữu Báu - chồng bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch Thường trực SeABank và 4 công ty có liên quan đến người nội bộ ngân hàng đã chuyển nhượng gần 291 triệu quyền mua cổ phiếu SSB trong đợt phát hành đã qua. Ở phía ngược lại, bà Nguyễn Thị Nga đã nhận chuyển nhượng gần 246 triệu quyền mua trong ngày 10/11/2021. Với số quyền trên, Phó Chủ tịch Thường trực SeABank sẽ được mua thêm hơn 30 triệu cổ phiếu SSB. Trước đợt tăng vốn này, SeABank đã hoàn tất 2 đợt tăng vốn trong năm 2021 thông qua trả cổ tức và ESOP. Ngân hàng cũng đã có đợt tăng vốn thứ 3 là nhận tiền mua cổ phiếu phát hành thêm tỷ lệ hơn 10,13% từ cổ đông hiện hữu. Hiện tại nhà băng này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để nâng vốn điều lệ lên gần 14.800 tỷ. Về kết quả kinh doanh SeABank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 2.530 tỷ đồng, tăng 123% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra cho cả năm. Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản của SeABank tăng 9,7% trong đó cho vay khách hàng tăng 3,4%, đạt hơn 112.580 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ 1,86% hồi đầu năm về 1,68%.

Tại ngày 31/3/2023, tổng tài sản của SeABank đạt hơn 245.169 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm 85% còn 1.505 tỷ đồng, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 19% lên 49.514 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng 3% lên 159.281 tỷ đồng. Về phía nguồn vốn, các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm 44% còn 2.131 tỷ đồng, tiền vay các tổ chức tín dụng khác tăng 32% lên 20.378 tỷ đồng và tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 2% lên 117.695 tỷ đồng.Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu tính đến ngày 31/03/2023 của SeABank là gần 2.547 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay xấp xỉ thời điểm cuối năm 2022, ở mức 1,6%.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, SeABank dự kiến tổng tài sản tăng 10%. Nguồn huy động vốn tăng trưởng ròng khoảng 18.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 12% so với năm 2022. SeABank định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 11%, tương đương tăng trưởng ròng 16.200 tỷ đồng so với năm 2022, tuy nhiên còn phải đảm bảo phù hợp với quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát theo quy định nhỏ hơn 3%.