chan-dung-doanh-nghiep-chiu-chi-gan-27000-ty-dong-khoi-phuc-duong-sat-rang-cua-doc-nhat-chau-a-tai-viet-nam-1-1672940139.jpg

Những ngày vừa qua, thông tin Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Bạch Đằng Complex) đề xuất khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt đã khiến dư luận vô cùng xôn xao. Đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới, cái còn lại ở Thụy Sĩ. Tuyến được “độc nhất châu Á” này được hoàn thành vào năm 1932 sau 24 năm thi công. Đến năm 1975 gần như được tháo dỡ hoàn sau khi bị ảnh hưởng từ chiến tranh, hiện chỉ còn đoạn Trại Mát - Đà Lạt dài 6,7km khai thác tàu du lịch.

Theo đó, Bạch Đằng Complex đã trình Bộ GTVT báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư ước tính của dự án lên đến 24.924 tỷ đồng, sau khi tính cả lãi vay và chi phí tài chính, thì tổng chi phí là 28.987 tỷ đồng. 

Trong đó vốn ngân sách Nhà nước để giải phóng mặt bằng là 2.163 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 7,46% vốn đầu tư. Còn lại 92,54% tương đương khoảng 26.824 tỷ đồng do nhà đầu tư BOT huy động. Do mức vốn quá lớn nên Bạch Đằng Complex phải vay 22.800 tỷ đồng (85%), còn lại vốn chủ sở hữu chỉ có 4.024 tỷ đồng. Dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt sẽ được thi công từ 6/2026 đến tháng 12/2028, vận hành thử vào năm 2029, sau khi hoàn thành các công tác chuẩn bị bắt đầu từ năm 2022.

Theo thông tin tìm hiểu, Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Bạch Đằng Complex) được chuyển đổi từ Công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Khách Sạn Bạch Đằng vào năm 2012, với vốn điều lệ 248 tỷ đồng. Hiện người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty là ông Thân Hà Nhất Thống.

chan-dung-doanh-nghiep-chiu-chi-gan-27000-ty-dong-khoi-phuc-duong-sat-rang-cua-doc-nhat-chau-a-tai-viet-nam-2-1672940430.jpgÔng Thân Hà Nhất Thống - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty Bạch Đằng Complex (Người mặc áo trắng)

Năm 2009, công ty được thành lập bởi hai cổ đông góp vốn là Công ty 508 thuộc Cienco 5 và Nhà Khách Bạch Đằng - Bộ Tư Lệnh Quân Khu 5. Đây cũng chính là đơn vị sở hữu Khu Phức hợp Khách sạn Bạch Đằng – Bạch Đằng Complex nằm ở địa chỉ 50 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Bạch Đằng Complex được xây dựng nền đất trước đây là khách sạn Bạch Đằng - một trạm khách của Cục Hậu cần thuộc Quân khu 5, bao gồm hai tòa tháp. Một là khu khách sạn 5 sao được quản lý bởi Tập đoàn Hilton, có tên là Hilton Da Nang (HTH) với 29 tầng có tổng quy mô là 223 phòng. Thứ hai là khu phức hợp Heritage Treasure Da Nang (HTD) có 25 tầng, bao gồm: văn phòng, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, giải trí, và được quản lý bởi Tập đoàn Savills.

Chủ tịch Thân Hà Nhất Thống của Bạch Đằng Complex sinh ngày 05-02-1965, ông sở hữu đồng thời bằng kỹ sư điện tự động và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất của công ty kể từ năm 2015. Ngoài ra, ông Thống còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Logistics Công Nghệ Cao Đông Nam Á, thành viên HĐQT của CTCP Địa ốc FIRST REAL (Mã: FIR).

Giai đoạn 1990-1996, ông từng tác ở vị trí Trưởng phòng Kinh doanh Xuất - Nhập khẩu thuộc Công ty GOVIMEX tại TPHCM, và Giám đốc sáng lập, điều hành Công ty TNHH Thương mại Sơn Hà - doanh nghiệp chuyên kinh doanh, mua bán các loại máy móc công nghiệp, xây dựng. Ông Thân Hà Nhất Thống có thời gian tu nghiệp tại Canada, trước khi trở về nước vào năm 2000 để làm lãnh đạo một số công ty thuộc Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco 5). Bên cạnh đó, vị chủ tịch của Bạch Đằng Complex từng sở hữu 255.150 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 6,075% của CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí Đà Nẵng (mã CK: DAS), trước khi bán hết sổ cổ phần này vào năm 2020.