chan-dung-pham-hong-quan-chu-tich-va-ceo-cua-giao-hang-tiet-kiem-1672330699.jpeg

Anh Phạm Hồng Quân là chủ tịch và CEO của Giao Hàng Tiết Kiệm. Anh đã khởi nghiệp từ năm 26 tuổi, vào năm 2013 anh đã gây dựng một công ty giao nhận riêng. Trong hơn một năm đầu của Giao Hàng Tiết Kiệm, anh đã dành thời gian buổi sáng để ngồi cùng giám đốc công nghệ (CTO) và nghiên cứu, lập trình hệ thống quản lý. Buổi chiều anh trực tiếp tiếp xúc với nhiều khách hàng bằng cách đi làm shipper. Từ việc bắt tay làm mọi thứ trong công ty, anh đã tìm ra được các hướng đi quan trọng. 

“Hơn một năm trời, những lúc rong ruổi đi giao hàng là ý tưởng kinh doanh bùng nổ”, anh Quân chia sẻ.

Ông chủ Giao Hàng Tiết Kiệm quê quán tại Hà Tĩnh, anh tốt nghiệp trường Đại học Thủy lợi Hà Nội với tấm bằng kỹ sư Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Cấp thoát nước). Sau khi tốt nghiệp, anh đã công tác tại một sàn thương mại điện tử của VCCorp - Zamba (đã bị khai tử), với chức danh chuyên viên xây dựng sản phẩm cho sàn thương mại điện tử này. Trong thời gian làm ở đó, anh Quân nhận thấy dịch vụ chuyển phát thời điểm đó “khá tệ”, đó là lúc anh nảy ra ý định lập công ty giao nhận với chất lượng tốt hơn mặt bằng lúc ấy.

chan-dung-hung-vo-tiem-luc-an-sau-giao-hang-tiet-kiem-bac-thay-marketing-da-kinh-qua-loat-doanh-nghiep-lon-1672330434.jpeg

Kể về giai đoạn khi mới khởi nghiệp, anh Phạm Hồng Quân cho hay để hiểu cặn kẽ quy trình kinh doanh giao nhận thì anh phải trực tiếp tham gia các công đoạn nhỏ nhất của hoạt động giao nhận từ shipper, kiểm tra hàng hóa, vận chuyển, chia hàng (sorting). Những công việc đó giúp anh định hình được việc thiết lập một hệ thống theo hướng mà anh muốn. Anh Quân khẳng định rằng Giao Hàng Tiết Kiệm có kết quả giao nhận năng suất hơn hẳn thị trường giao nhận. Cụ thể, một shipper năng suất cao trong ngành giao nhận có thể thực hiện được 70 - 80 đơn hàng/ngày, nhưng tại doanh nghiệp của anh thì con số đó có thể lên tới 100 - 150 đơn hàng. Đồng thời tự tin rằng tỉ lệ hoàn thành đơn hàng của Giao Hàng Tiết Kiệm hiện đang cao nhất trong các đơn vị vận chuyển.

Anh còn chia sẻ về điều khác biệt mà bản thân đã nhận ra khi làm shipper cho công ty của chính anh là khoảng trống dịch vụ trong ngành giao nhận. Trước đây, các ông lớn ViettelPost, VNPost thậm chí còn chưa triển khai việc đơn vị giao nhận trực tiếp nhận hàng tại nhà của khách hàng. Trong khi các đơn vị bán hàng online (khách hàng chủ yếu của công ty giao nhận) lại mất nhiều thời gian ra bưu cục để gửi hàng, ai cũng muốn tiết kiệm thời gian để tập trung kinh doanh. Từ đó, anh Quân và Giao Hàng Tiết Kiệm đã thay đổi chiến lược, chuyển sang hướng đi mới cũng như đánh trúng tâm lý của các nhà bán hàng online, họ chuyển sang sử dụng dịch vụ của Giao Hàng Tiết Kiệm - tay chơi mới xuất hiện.

chan-dung-cuu-ky-su-pham-hong-quan-chu-tich-va-ceo-cua-giao-hang-tiet-kiem-1672331451.jpeg

Năm 2015, Giao Hàng Tiết Kiệm mở rộng hoạt động tại TP.HCM. Đến năm 2017, doanh nghiệp này xây dựng hệ thống chuyển phát tại 63 tỉnh thành và hệ thống hoàn thành vào năm 2018. Số lượng đơn hàng của Giao Hàng Tiết Kiệm từ đó tăng vọt với các số liệu ấn tượng: năm 2016 đạt một triệu đơn hàng; năm 2017 đạt 10 triệu; năm 2019 cán mốc 100 triệu. Tính đến tháng 4.2022 sau chín năm hoạt động, Giao Hàng Tiết Kiệm chính thức cán mốc thực hiện một tỉ đơn hàng luân chuyển qua hệ thống, theo thông tin từ phía doanh nghiệp này.

Hiện tại, Giao Hàng Tiết Kiệm đã có mặt trên 63 tỉnh thành, phủ hoạt động tại 11 ngàn phường xã. Công ty này cho biết mỗi tháng họ phục vụ trung bình nửa triệu khách hàng, hầu hết là khách hàng cá nhân – người trực tiếp bán hàng qua mạng xã hội hoặc kinh doanh trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee. Giao Hàng Tiết Kiệm đang có 30 nghìn nhân viên giao hàng và 300 kỹ sư, trong đó nhiều người là kỹ sư công nghệ. Giao Hàng Tiết Kiệm cũng đang sở hữu hệ thống vật chất với 600 ngàn mnhà kho với 1.500 địểm giao nhận tại các vị trí chiến lược.

Nói về việc lãnh đạo tại công ty, anh Phạm Hồng Quân cho hay những vấn đề lớn nhất mà anh phải xử lý cũng bắt nguồn từ công nghệ. Đơn cử như việc thưởng phạt đều dựa theo số lượng đơn hàng thành công, hệ thống sẽ phạt lỗi tự động. Ban đầu nhân sự đã có phàn nàn bởi trong công việc có nhiều lỗi khách quan mà hệ thống không thể ghi nhận được hết như việc đơn hàng bị hoàn hủy vì lý do thời tiết, dịch bệnh, hoặc từ phía người nhận hàng. Sau đó, anh đã ghi nhận và thay đổi phương thức xử lý lỗi từ máy sang người, và kết quả đã tích cực hơn về sự đồng thuận của nhân sự. “Nếu để người làm công tác phạt lỗi thì có thể lọc được rất nhiều cái phạt sai, phạt lạnh lùng dễ gây bức xúc và người bị phạt còn có cảm giác được xem xét, có cơ hội sửa lỗi.”, anh Quân chia sẻ.