Động thái của GHTK diễn ra trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển bùng nổ nhờ COVID-19, cùng với xu hướng tăng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Theo đó, công ty chuyển phát nội địa khá tự tin khi quyết định IPO vào nửa cuối năm nay nhờ vào việc thường xuyên báo lãi, trong khi các đối thủ cùng ngành như Lazada Express, Giao Hàng Nhanh, J&T, Ninja Van,… đến nay đều báo lỗ.

Nguồn tin từ Nhịp Sống Kinh Tế cho hay trong năm 2019 và 2020, GHTK đều đạt lợi nhuận trên 500 tỷ đồng.

Tương tự như các doanh nghiệp chuyển phát khác trên thị trường, GHTK cũng được chống lưng bởi các ông lớn như Kerry Logistics (sở hữu 42% cổ phần) và SEA Group (công ty mẹ của Shopee).

GHTK lần đầu ra mắt thị trường vào năm 2013, sau gần 9 năm hình thành và phát triển, công ty đã có mặt tại 63 tỉnh thành với quy mô hơn 20 trung tâm vận hành, hơn 1.000 xe tải đường bộ, và trên 700 chi nhánh với tổng diện tích hạ tầng lên đến hơn 220.000 m2.

dsc07176-1647256706.jpeg

Khác với nhiều đối thủ cùng ngành, công ty tập trung vào đối tượng khách hàng là các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu áp dụng với những đơn hàng nhẹ, yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh.

Đến nay, GHTK cũng hợp tác với 4 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam là Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, và nhiều sàn bán hàng trực tuyến khác.

Sân nhà ít chuộng ngành mới nổi

Một ví dụ điển hình cho nhận định này đó là thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay chỉ có 13 công ty công nghệ được niêm yết, gồm có FPT, Viettel, Yeah1,… Con số này rất khiêm tốn so với tổng số 64.000 doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam, theo Bộ Thông tin & Truyền thông.

Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay công nghệ vẫn được xếp vào nhóm ngành mới nổi trên thị trường. So với các nhóm ngành truyền thống như xây dựng, bất động sản, bán lẻ, thực phẩm, cổ phiếu công nghệ ít được chú ý hơn vì có rất nhiều rủi ro (chẳng hạn như vụ Yeah1). Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực số thường có khả năng sinh lời thấp và ít bền vững hơn.

Điều này cũng khiến cho nhiều người e ngại đầu tư vào các loại cổ phiếu này. Thậm chí các trang tư vấn cũng liệt cổ phiếu công nghệ vào nhóm ít có lời trong ngắn hạn.

Đây là những công ty công nghệ khá lớn và giá trị cổ phiếu không nhỏ, phù hợp cho các nhà đầu tư có nhiều tiền và định hướng đầu tư lâu dài,” Binance.com, một trang tư vấn đầu tư chứng khoán thông tin.

Như vậy, đối với ngành giao nhận như GHTK, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đến nay vẫn chưa thể thu hồi vốn. Đó có thể là một trong những trở ngại lớn cản trở GHTK hoạt động thành công trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Tương tự như vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử đến nay vẫn báo lỗ, nên chưa thể niêm yết được tại thị trường nội địa.

Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thái Sơn, giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập trang thương mại điện tử Tiki từng đề xuất chính phủ điều chỉnh các quy định về chứng khoán. Ông Sơn cho biết trở ngại khó khăn nhất là phải chứng minh được lợi nhuận kiếm được trong vòng ba năm gần nhất. “Điều này là không thể bởi vì ngành thương mại điện tử đang trong giai đoạn“ đốt tiền.”

“Ngoài những vướng mắc từ các quy định trong nước, vấn đề lớn nhất là các nhà đầu tư Việt Nam thường quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận của các công ty niêm yết thay vì tiềm năng tăng trưởng của họ”, CTCK Bảo Việt cho hay. “Do đó, những ngành mới này sẽ phù hợp hơn với các quỹ đầu tư mạo hiểm thay vì các nhà đầu tư chứng khoán.”