Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào ngày 21/4 tới, Vietcombank sẽ trình cổ đông lựa chọn nhân sự thay thế làm thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2023-2028. Theo đó, ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch HĐQT Viet Lotus được đề cử thay thế vị trí thành viên HĐQT độc lập của Vietcombank sau khi ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT xin từ nhiệm.
Ông Vũ Viết Ngoạn sinh năm 1958, quê ở Hà Nội, có học vị tiến sĩ tài chính, từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Những năm 1991 - 1992, ông học và lấy bằng thạc sĩ về quản lý các phong trào hòa bình tại trường Đại học Bocconi ở Milan - Italia.
Từ năm 1993 - 1995, ông Ngoạn quay về nước đầu quân vào ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, tại ông giữ chức Phó giám đốc sở giao dịch Ngân hàng Vietcombank. Một năm sau đó, từ năm 1995 - 1996, ông Ngoạn trở thành Giám đốc khối thanh toán kế toán của Vietcombank.
Từ năm 1996 - 1998, ông được thăng lên chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank. Năm 1998 - 2000, ông tiếp tục đảm nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc Vietcombank còn kiêm thêm chức vụ Giám đốc sở giao dịch của Vietcombank. Sau đó, ông được bầu làm Tổng giám đốc Vietcombank liên tiếp nhiệm kỳ 7 năm liền, từ năm 2000 - 2007.
Sau 7 năm làm Tổng giám đốc Vietcombank, năm 2007 - 2011, ông Vũ Viết Ngoạn được bầu làm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, được Quốc hội bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Việt Nam. Bắt đầu từ 2011 - 7/2017, ông đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chức vụ này tương đương với Bộ trưởng.
Từ tháng 7/2017 - 30/3/2019, ông được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Với 15 thành viên, Tổ tư vấn có nhiệm vụ tư vấn các vấn đề phát triển kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ. Trước khi rời khỏi chức vụ, ngày 20/3/2019 ông Ngoạn với tư cách là Tổ trưởng đã có một buổi hội thảo cuối cùng với tiêu đề “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Tại hội thảo, ông đã trình bày về mô hình tăng trưởng về đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030. Đến đầu tháng 4/2019, ông Ngoạn nghỉ hưu theo chế độ, chức vụ Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế được Thủ tướng bàn giao cho người khác.
Sau khi nghỉ hưu, tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn trở thành Quản lý và giảng viên trường Đại học Hồng Bàng. Ông còn trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn công nghệ Việt Lotus. Viet Lotus là trung tâm đổi mới sáng tạo được thành lập ngày 30/12/2020, được quản lý và vận hành bởi Công ty Cổ phần Viet Lotus - VLC; do Tập đoàn Giáo dục Văn Lang - VLG, Công ty Cổ phần Chứng khoán Quân đội - MBS, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải - THACO, Công ty cổ phần Cervello cùng với các chuyên gia kinh tế và công nghệ uy tín thành lập.
Ngày 18/11/2021, ông Vũ Viết Ngoạn giữ vững tín nhiệm với ban lãnh đạo được bầu tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trước đó, ông cũng giữ chức vụ Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2014 - 2021.
Ngày 19/4 vừa qua, Ngân hàng Vietcombank chính thức công bố tài liệu Đại hội cổ đông thường niên 2023 sẽ được tiến hành họp vào ngày 21/4 sắp tới. Theo tài liệu, ngân hàng Vietcombank sẽ tiến hành bầu lại thành viên trong ban Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Theo đó, trong Đại hội cổ đông lần này ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT của FPT xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT độc lập của Vietcombank vì lý do cá nhân, ông Bình tham gia vào HĐQT Vietcombank từ năm 2018 đến nay.
Ban lãnh đạo Vietcombank xem xét để ông Vũ Viết Ngoạn đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT độc lập sau khi ông Trương Gia Bình từ nhiệm. Ngày 9/1, Vietcombank đã tổ chức buổi hội nghị triển khai công tác Đảng và nhiệm vụ kinh doanh, trong hội nghị Vietcombank đã công bố lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 ngân hàng này ước đạt hơn 36.700 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021, so với kế hoạch đạt 119%.
Đến cuối năm 2022, tổng nợ xấu của Vietcombank đạt 7.662 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.67%, so với kế hoạch được giao thấp hơn so với kế hoạch đã đề ra đầu năm. Dư quỹ dự phòng rủi ro là 35.603 tỷ đồng, dẫn đến tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức 465% cao nhất hệ thống ngân hàng.