vi-mo-1695970695.jpg
 

Chính sách tiền tệ chưa thẩm thấu đầy đủ: Nền lãi suất tiền gửi – cho vay đã ổn định gần đây, theo xu hướng lãi suất giảm dần, dư địa giảm thêm vẫn còn khi Chính sách tiền tệ chỉ đang trong quá trình thẩm thấu. 

Vị thế địa chính trị chưa thẩm thấu kinh tế. Các dòng vốn FDI sản xuất thế hệ mới chỉ đang manh nha thâm nhập VN kể từ khi vị thế địa chính trị - ngoại giao Việt Nam được đẩy nhanh từ cuối quý 3. Tuy nhiên, làn sóng đầu tiên về FDI mới dự kiến thay đổi cấu trúc sản xuất – xuất khẩu với những ngành công nghiệp hiện đại trong tương lai.

Ngành bất động sản – xây dựng vẫn đang trong quá tình tìm điểm cân bằng cung – cầu trung dài hạn cho chu kỳ mới 2025 – 2027. Tuy nhiên, với nền lãi suất cho vay mới thấp, kỳ vọng khu vực bất động sản dân dụng đáp ứng nhu cầu thực – có dòng tiền ổn định sẽ dần hồi phục về cả thanh khoản và giá trong xu hướng vĩ mô hiện tại.

Chi tiêu bán lẻ/dịch vụ vẫn đang là điểm sáng hiếm hoi hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong 9M2023. Sau 2 quý giảm tốc, nhu cầu chi tiêu được kỳ vọng đã tạo đáy và sẽ hồi phục, với tín hiệu hồi phục sớm được quan sát ở trung tâm kinh tế HCM và trọng điểm du lịch. 

Thương mại – xuất khẩu – sản xuất: Số liệu xuất nhập khẩu – sản xuất ở các ngành công nghiệp trọng điểm đang cho thấy mức hồi phục khá kể từ vùng đáy quý 2/2023. Xu hướng hồi phục dự kiến sẽ tiếp diễn và tạo nền cho nhập khẩu – sản xuất – xuất khẩu trong quý 4. 

Tuy nhiên, các xu hướng vĩ mô chính yếu vẫn đang trong quá trình xây đà, tạo động lực phát triển kinh tế bền vững giai đoạn dài hơi hơn 2024 – 2025. 

Thiết kế chính sách thúc đẩy kinh tế thượng tầng ngày càng tốt hơn nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế ra khỏi vùng suy thoái nguy hiểm.

Kỳ vọng gì ở Vĩ mô Việt Nam Quý 4?

Trong ngắn hạn Vĩ mô Việt Nam nên chờ đợi điều gì?

- Chính sách tài khóa - đầu tư công được kỳ vọng thẩm thấu tối đa.

Với mục tiêu hỗ trợ kinh tế tối đa được cam kết xuyên suốt trong chỉ đạo của Chính phủ, có thể thấy dư địa tài khóa là rất lớn với ý chí quyết tâm cao của thượng tầng. Trọng điểm về giải ngân đầu tư công sẽ được tập trung trong các tháng cuối năm.

Một số số liệu giả định về đầu tư công trong quý 4:

Kịch bản 1: trường hợp giải ngân Đầu tư công đạt 80%, tương ứng khoảng 450 nghìn tỷ dư địa đầu tư.

Kịch bản 2: trường hợp giải ngân Đầu tư công đạt 90%, tương ứng khoảng 500 nghìn tỷ dư địa đầu tư.

Kịch bản 3: trường hợp giải ngân Đầu tư công đạt 100%, tương ứng khoảng 550 nghìn tỷ dư địa đầu tư.

- Thẩm thấu Chính sách tiền tệ nới lỏng – lãi suất rẻ thẩm thấu tối đa.

Trong quý 4, Sốp kỳ vọng 1 lượng lớn tiền gửi với mức lãi suất cao (từ giai đoạn căng thẳng thanh khoản 4Q2022) từ cả 2 khu vực tiền gửi ngân hàng – trái phiếu doanh nghiệp sẽ được hoàn trả về hệ thống thanh khoản với mức lãi suất thấp hơn, góp phần thúc đẩy xu hướng lãi suất tiền gửi – cho vay giảm bền vững trong ngắn hạn – trung hạn. 

Kể từ nửa cuối tháng 10, trong kịch bản USD tạo đỉnh xung quanh vùng 106 (tương ứng lợi suất TPCP ở mức đỉnh 4.6%) và đi xuống, theo kỳ vọng SBV sẽ hoàn trả lại phần lớn thanh khoản về hệ thống ngân hàng, thông qua thị trường mở. Dự kiến, thanh khoản trả về lớn hơn 100 nghìn tỷ đồng.

Các dòng vốn đầu tư mới từ Đầu tư công giải ngân lớn quý 4 (giả định 400 nghìn tỷ - 500 nghìn tỷ giải ngân) cùng với lượng USD đổ vào lớn từ các hoạt động đầu tư FDI mới tăng tốc – thặng dư xuất nhập khẩu – các dòng vốn tài chính khác (ước tính đơn giản sẽ hơn 10 tỷ USD trong quý 4 – tương đương khoảng 250 nghìn tỷ đồng) 

- Xu hướng đầu tư – chi tiêu khu vực tư nhân kỳ vọng tăng tốc

Với nền lãi suất được dự kiến sẽ thấp bền vững trong ngắn hạn 1 – 2 năm tới, cùng thời điểm kích tín dụng đầu tư – tiêu dùng của cả hệ thống ngân hàng sắp tới, Sốp kỳ vọng xu hướng đầu tư mới giai đoạn kinh tế phục hồi – chi tiêu tiêu dùng ở khu vực tư nhân sẽ tăng tốc từ nền quý 3!