Trong mấy ngày gần đây, ngoài vấn đề Covid lại hoành hành thì vấn đề nóng không kém trên các diễn đàn là câu chuyện Vinfast thông báo đã tố cáo "thượng đế của mình - khách hàng" đồng thời là chủ kênh Youtube Gogo TV đến cơ quan Công an do chủ kênh Youtube Gogo TV đã sản xuất và lan truyền thông tin sai sự thật về chất lượng xe Vinfast Lux A2.0.

Quan điểm của mình trong trường hợp này cách hành xử của Vinfast: Là lựa chọn đúng cho cả góc độ kinh doanh của Vinfast và đúng cho cả góc độ bảo vệ chính khách hàng đã mua xe của Vinfast của người sẽ mua xe của Vinfast …. Đây là một cách hành xử văn minh: thượng tôn pháp luật, tôn trọng người tiêu dùng….

Sở dĩ có nhiều quan điểm khác nhau là do mọi người tiếp nhận thông tin theo chiều hướng “đám đông”, theo định hướng dư luận của “lều báo” hay trên nguyên tắc được luật định, trên nguyên tắc bình đẳng, trên bộ não phân tích thông tin của chính mình… hay hiểu đơn giản là do người đưa ra quan điểm lựa chọn “nghe con tim hay là lý trí”.

Người tiêu dùng được bảo vệ bởi Luật bảo vệ người tiêu dùng, được quy định nghĩa vụ mà các doanh nghiệp kinh doanh còn sợ hơn cả quyền: “Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”…………..=> Tức có nghĩa vụ truyền thông, phổ biến thông tin sai sót của hàng hóa, dịch vụ mà mình từng sử dụng cho các cá nhân, tổ chức khác.

Bạn chủ kênh YouTube Gogo TV có quyền thông tin dựa trên quy định này. Tuy nhiên, thông tin bạn chủ kênh YouTube Gogo TV đưa ra có đúng sự thật hay do lỗi của chính chủ kênh không“thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ” của Vinfast dẫn đến sản phẩm lỗi và bạn chủ kênh YouTube Gogo TV có lỗi lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích hợp pháp của Vinfast – đưa thông tin sai sự thật, thiếu căn cứ hay không?

Và nếu chủ kênh YouTube Gogo TV vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại của Vinfast khó đo đếm chính xác nhưng thấy rõ thái độ hoang mang trong dự luận, uy tín thương hiệu bị ảnh hưởng. Vì vậy, cái Vinfast cần là chứng minh cho người tiêu dùng thấy rõ, Vinfast không vi phạm điều cấm của luật bảo vệ người tiêu dùng: kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh Doanh, cung cấp…. Người tiêu dùng đã mua sản phẩm xe ô tô của Vinfast an tâm mà sử dụng hoặc thêm tin tưởng để lựa chọn với người tiêu dùng đang có dự định mua chứ cũng chẳng phải để “đe dọa” người tiêu dùng hay thể hiện mình có “Bảo kê” như nhiều dư luận viên đang coment khắp nơi.

Lựa chọn chốn “công đường” để pháp luật phân xử là Vinfast cũng tự đưa mình đu trên dây nếu những gì bạn chủ kênh YouTube Gogo TV truyền thông là đúng.

Vấn đề mấu chốt mà chúng ta cần chờ đợi là kết luận của cơ quan chức năng: ai đúng ai sai đến đâu và trách nhiệm phải chịu theo quy định của pháp luật với lỗi của mình.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐƯỢC PHÁP LUẬT GHI NHẬN VÀ BẢO VỆ

**Quyền:

- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác…..

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác …...

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của minh………..

** Nghĩa vụ:

- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; ……. thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

- Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…………..=> có quyền truyền thông, phổ biến thông tin sai sót của hàng hóa.

** Tuy nhiên Luật bảo vệ người tiêu dùng cũng cấm:

- Người tiêu dùng…………..lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

- Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

P/S: Trên đây là quan điểm cá nhân dựa trên quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng. Anh/chị/em/bạn bè nào không đồng tình thì coment đóng góp/tranh luận "Văn minh" để cùng nhau học hỏi thêm kiến thức nhé.

Theo Phi Nguyễn