Quá trình hình thành của xi măng Xuân Thành
Xi măng Xuân Thành nằm trong hệ sinh thái của Xuân Thành Group - doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Nguyễn Xuân Thành. Tập đoàn Xuân Thành tiền thân là Tổ hợp xây dựng Bình Minh, được thành lập vào năm 1976, do ông Nguyễn Xuân Thành làm chủ nhiệm. Đến năm 1992, Tổ hợp được nâng cấp thành Xí nghiệp xây dựng và cung ứng vật liệu Xuân Thành và đến tháng 7/2009, Xí nghiệp mở rộng kinh doanh theo hướng đa ngành và đổi tên thành Tập đoàn kinh tế Xuân Thành.Năm 2007, ông Nguyễn Đức Thụy chính thức giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thành. Đến tháng 5/2015, Tập đoàn này chính thức đổi tên thành Tập đoàn ThaiGroup; hoạt động trong lĩnh vực xi măng, bất động sản, năng lượng,...
CTCP Xi măng Xuân Thành được thành lập từ tháng 2/2012. Gần cuối tháng 11/2020, công ty tăng vốn điều lệ từ 4.517 tỷ lên 6.168 tỷ đồng. Ông Nguyễn Xuân Thuỷ sinh năm 1988 đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Vũ Quang Bắc (SN 1982). Được biết, ông Nguyễn Xuân Thủy là người con thứ ba của "đại gia" đất Ninh Bình Nguyễn Xuân Thành (SN 1950), bên cạnh hai người anh trai là Nguyễn Văn Thiện (SN 1970) - Chủ tịch Xuân Thiện Group và ông Nguyễn Đức Thụy (SN 1976) - Chủ tịch Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank). Ông Thuỷ chỉ nắm khoảng 3,76% cổ phần tại Xi măng Xuân Thành hết năm 2019 (theo nguồn tin vietnambiz). Xi măng Xuân Thành nằm trong hệ sinh thái của Xuân Thành Group (gồm ba nhà máy xi măng tại Quảng Nam, Hà Nam, Bình Phước). Ngoài ra, cơ cấu cổ đông của Xi măng Xuân Thành còn có sự góp mặt của 3 thể nhân khác là ông Nguyễn Xuân Thủy, bà Tống Thị Kiều Hoa và ông Nguyễn Đức Hạnh - "cậu út" sinh năm 1992 của gia đình Xuân Thành. Được biết, trong năm 2021, ông Nguyễn Xuân Thủy và bà Tống Thị Kiều Hoa đã thế chấp 15,04% cổ phần Xi măng Xuân Thành tại một nhà băng trong nước. Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hạnh thế chấp 3,76% cổ phần Xi măng Xuân Thành. (số liệu báo Viettimes).
Thông tin trên website doanh nghiệp cho biết nhà máy xi măng Xuân Thành Hà Nam có công suất 5,5 triệu tấn xi măng/năm/hai dây chuyền.Trong đó, dây chuyền 2 nhà máy xi măng Xuân Thành được đưa vào vận hành từ năm 2017 với tổng mức đầu tư 10.500 tỷ đồng. Dây chuyền đạt công suất 12.500 tấn clinker/ngày, tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm. Về dây chuyền số 3 đang được doanh nghiệp huy động vốn qua trái phiếu, dự án được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 cuối năm 2016. Sau khi dây chuyền số 2 đi vào hoạt động năm 2017 thì doanh thu của Xi măng Xuân Thành liên tục tăng trưởng. Năm 2019 doanh thu của Xi măng Xuân Thành đạt 7.748 tỷ đồng, gấp 3,66 lần năm 2017. Lợi nhuận năm 2019 đạt 479 tỷ trong khi năm 2017 lỗ 113 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp năm 2019 trên 24% còn biên lãi ròng khoảng 6,1%.Quy mô tổng tài sản của Xi măng Xuân Thành cuối năm 2019 là 15.953 tỷ đồng với 4.347 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.
Xi măng Xuân Thành từng có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép?
Nhiều năm trước có nguồn tin người dân phản ánh ở xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, về việc Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành (thuộc Thai Group hay được biết với cái tên trước đây là Tập đoàn Xuân Thành) do ông Nguyễn Xuân Thủy làm CT đang có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép. Kèm theo đó, việc xe quá tải, quá khổ vận chuyển khoáng sản hoạt động liên tục ngày đêm khiến những tuyến đường tại địa bàn này bị tàn phá nghiêm trọng.
Theo ghi nhận thực tế, mỗi ngày có hàng loạt xe tải cỡ lớn mang logo Công ty Xuân Thành liên tục ra vào tuyến đường DH13 trên địa bàn gây khói bụi mù mịt, vật liệu rơi đầy đường. Thậm chí, nhiều vị trí trên tuyến đường còn xuất hiện ổ trâu, ổ gà và bị hư hỏng nặng; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân. vào ngày 29/3/2019, Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy phép số 780/GP-BTNMT cho phép Công ty cổ phần Xi măng Xuân Thành khai thác bằng phương pháp lộ thiên đá sét xi măng Khe Non 2 thuộc các xã Thanh Hương, Thanh Lưu và Liêm Sơn thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.Giấy phép có hiệu lực từ ngày 29/3/2019, trong đó có 1 năm xây dựng cơ bản. Như vậy, ít nhất phải đến ngày 29/3/2020, Công ty Xi măng Xuân Thành mới được phép bắt đầu tiến hành khai thác tại khu vực Khe Non 2 nếu như Công ty này đã đăng ký xây dựng cơ bản cùng ngày được cấp phép. Đồng thời, trước khi tiến hành khai thác, phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thai Group của 3 anh em tỷ phú Xuân Thành - Ninh Bình lớn cỡ nào?
Xuân Thành Group được thành lập từ năm 1976, do ông Nguyễn Xuân Thành là người gây dựng và có tiền thân là một hợp tác xã xây dựng, kinh doanh xi măng… Ba anh em Nguyễn Văn Thiện - Nguyễn Đức Thụy - Nguyễn Xuân Thủy đã kế nghiệp người cha phát triển nghiệp kinh doanh tầm cỡ hàng tỷ USD. Theo giới thiệu, Xuân Thành Group do Bầu Thuỵ là Chủ tịch có 12 công ty thành viên. Đến tháng 5/2015, Xuân Thành Group đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thai Group, có vốn điều lệ lên tới 2.500 tỷ đồng. Ngoài một số lĩnh vực truyền thống, Thai Group đang lấn sân mạnh mẽ và tham gia sâu vào lĩnh vực mới là khách sạn, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp. Tháng 2 đầu 2016 trong chuyến làm việc ở Mỹ, "bầu" Thụy cũng đã ký kết hợp tác với Hyatt để xây dựng thương hiệu khách sạn Park Hyatt. Đây sẽ là một khách sạn hạng sang thương hiệu Park Hyatt ở khu trung tâm nội đô Thủ đô. Tổng mức đầu tư dự án vào khoảng 165 triệu USD với gần 300 phòng xa xỉ và các phòng tổng thống.Lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, một trong những quyết định được đánh giá là "điên rồ" nhất của Bầu Thụy chính là mạnh tay chi hơn 1.000 tỷ đồng mua hơn một nửa khu đất vàng Khách sạn Kim Liên.
Tình hình kinh doanh những năm qua của Công ty Xuân Thành
Theo số liệu Báo cáo tài chính hợp nhất, trong năm 2022, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức hơn 6.836 tỷ đồng, tăng gần 570 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lại ở mức âm gần 30,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi gần 296 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ mức 2,25 lên 2,4 lần; tương ứng dư nợ phải trả của Xi măng Xuân Thành tính đến cuối năm 2022 ở mức hơn 16.406 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 0,26 lên 0,31, tương đương nợ trái phiếu 2.119 tỷ đồng. Được biết, trong năm 2021, Xi măng Xuân Thành đã phát hành 2 lô hai trái phiếu XTCCH2136001 và XTCCH2136002.Tại thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Xi măng Xuân Thành tăng thêm 9% lên mức 6.836 tỷ đồng. Nợ phải trả gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu, tương ứng với mức 16.406 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm 2.119 tỷ đồng, tương ứng 0,31 lần vốn chủ sở hữu. Củng vào cuối năm 2022, Xi măng Xuân Thành có nợ phải trả là 16.372 tỷ đồng, bao gồm hơn 2.100 tỷ đồng dư nợ trái phiếu.