Xăng dầu là lĩnh vực nhạy cảm nhưng hiện nay một doanh nghiệp vẫn khai báo lỗ liên tục nhiều năm và đang nợ 1.530 tỷ đồng tiền thuế, số tiền thuế này đã chiếm gần 20% của chi cục thuế Tp HCM.
Theo kết quả kinh doanh những năm gần đây của Xuyên Việt Oil này cho thấy ghi nhận doanh thu "khủng" mỗi năm. Như năm 2021 - thời điểm TP HCM chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19 - doanh thu của doanh nghiệp lên tới 22.500 tỷ đồng. Nhưng lạ thay, Xuyên Việt Oil liên tục báo lỗ nhiều năm, như âm 371 tỷ đồng vào 2018. Số lỗ lên 424 tỷ đồng năm 2019 và tăng gấp đôi lên 957 tỷ đồng vào 2020.
Và tiếp tục báo lỗ vào năm 2022 - năm thị trường xăng dầu thiếu hụt nguồn cung, vốn chủ sở hữu bị âm, khả năng thanh toán và nợ phải trả cao.
Theo danh sách nợ thuế của Cục thuế TP HCM công khai tại thời điểm cuối tháng 10/2023, Xuyên Việt Oil nợ thuế "khủng" hơn 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng nợ thuế 8.000 tỷ của thành phố. Bên cạnh đó với gần 5.500 tỷ đồng tại 4 ngân hàng, Xuyên Việt Oil được xếp vào nhóm nợ xấu. Khi bị tước giấy phép hồi tháng 8/2023, doanh nghiệp này còn "ôm" hơn 200 tỷ đồng Quỹ bình ổn giá của bộ tài chính.
Thị phần của công ty này chiếm khoản 40% tại khu vực TP HCM và một số tỉnh Nam Trung Bộ, trong khi đó chiếm 10% trên cả nước. Mặc dù Xuyên Việt Oil chỉ mới được cấp phép kinh doanh năm 2016, một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn của miền nam.
Xuyên Việt Oil được nhiều lần thanh tra, nhưng doanh nghiệp này đã gian lận trong kê khai hệ thống đại lý. Với việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, để ghi nhận 36 cửa hàng của Công ty Đại Đồng Xuân vào hệ thống phân phối. Hơn thế dù được cấp phép mua xăng dầu ngoài nước nhưng doanh nghiệp này lại đi mua hàng của công ty con của mình, điều này trái với quy định kinh doanh xăng dầu của Bộ Công thương.
Những ngày cuối năm 2023 vừa qua, nhiều quan chức đã vướng vào lao lý bởi công ty này khi nội dung truy tố thuộc về quản lý tài sản, lãng phí, thiếu trách nhiệm và trong đó còn có đưa hối lộ, nhận hối lộ. Những lãnh đạo của doanh nghiệp này đã bị bắt, trong đó có tổng giám đốc và phó tổng giám đốc từ tháng 9/2023 vừa qua. khoảng 1 năm trước khi bị bắt, bà Mai Thị Hồng Hạnh Tổng giám đốc Xuyên Việt Oil từng dùng giấy chứng nhận phần vốn góp (98% vốn) của mình tại Xuyên Việt Oil đem thế chấp tại một ngân hàng cho hợp đồng vay phát sinh vào tháng 9-2022.
Chưa hết, khi đã thế chấp cổ phần Xuyên Việt Oil tháng 9-2022 bà Hạnh đã dùng phần vốn góp tại Công ty TNHH Thành Phong với tỉ lệ sở hữu 96,7% tiếp tục mang đi thế chấp tại ngân hàng khác để vay vốn.
Cũng vào tháng 8-2022, bà Hạnh cũng đã từng cầm cố chiếc ô tô mang thương hiệu Lexus biển kiểm soát 51F–216.70 để đảm bảo cho một khoản vay tại VietinBank chi nhánh 4 TP.HCM. Ngoài cá nhân bà Hạnh đi vay, Xuyên Việt Oil còn đứng tên các hợp đồng tín dụng với giá trị khoản vay khác nhau tại một số ngân hàng như BIDV, VietinBank...
Trong khi báo lỗ liên tục các năm nhưng Xuyên Việt Oil nằm trong hàng top doanh thu lên đến vài ngàn tỷ đồng trong năm, bên cạnh đó còn có quỹ bình ổn xăng dầu do nhà nước hỗ trợ.
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của Xuyên Việt Oil chỉ còn là 8.483 tỷ đồng, giảm 3.672 tỷ đồng, tương đương giảm 30,2% so với cuối năm 2021. Nợ phải trả của công ty này lên đến 9.015 tỷ đồng. Truy theo dòng tiền doanh thu đột ngột tăng lên tới 22.300 tỷ đồng và truy xuất nguồn nhập và bán lên tới hơn 1,7 tỷ lít xăng dầu trong năm 2021 và các khoản vay - trả nợ tại 4 ngân hàng, cùng với đó là hợp đồng cầm cố 33 triệu lít dầu ở một ngân hàng lớn cho thấy các ngã rẻ của đồng tiền phía sau Xuyên Việt Oil là một góc tối.
Qua tổng kết, Xuyên Việt Oil đang nợ 1.920 tỷ đồng. Dù đang nợ hơn 1.920 tỷ đồng các loại, âm vốn chủ sở hữu 462 tỷ đồng, nhưng Xuyên Việt Oil vẫn dành 2.978 tỷ đồng cho nữ đại gia xăng dầu này vay.