Tại sao con người là nhân tố quan trọng nhất?

Hiền tài là nguyên khí quốc gia, được Trường đại học Sài Gòn treo ở cổng vào nếu bạn đi từ trong trường ra cổng sẽ đọc được câu này. Ý nói là một quốc gia hưng hay thịnh là nhờ vào những con người mà quốc gia đó có, sử dụng họ.

shark-phu-ceothuhang-1620875181.jpeg
Shark Phú và CEO Nguyễn Thị Thu Hằng của Wiibike trong chương trình Shark Tank- Thương vụ bạc tỷ, tập 2, phát sóng hôm 9-5. Ảnh: Internet.

Ở cấp độ doanh nghiệp thì người ta sẽ nói - nhân viên là tài sản lớn nhất của công ty, vì thế mà trong một lần đăng đàn chia sẻ, Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế giới di động nói, có hai điều mà ông Tài đầu tư nhiều nhất, một là đầu tư cho nhân viên của mình, hai là cho khách hàng. Ý là khách hàng là người trả lương cho nhân viên (thông qua mua hàng) còn nhân viên sẽ biết cách làm cho khách hàng mua hàng. Như vậy, theo ông Tài, thành công của Thế giới di động là nhờ vào yếu tố con người.

Ở trên nói chuyện trong nước, giờ thử bàn chuyện bên Mỹ chút. Tỷ phú Warren Buffett - CEO hãng đầu tư Berkshire Hathaway, Mỹ mà dân chứng khoán lấy đó làm hình mẫu từng chia sẻ rằng, khi đầu tư vào một công ty thì việc đầu tiên người đàn ông có biệt danh "Nhà tiên tri của xứ Omaha" xem ai trong ban giám đốc công ty, tiếp đến mới đánh giá về tiền năng của sản phẩm, dịch vụ của công ty đó. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rằng, với Warren Buffett con người là yếu tố quan trọng để ông ấy đầu tư vào một công ty nào đó.

Xin kể tiếp hai câu chuyện về con người trong một công ty đã quyết định đến thành bại của công ty ấy ra sao. Mấy năm trước, nhiềun người vẫn bàn về câu chuyện thất bại của chuỗi quán cà phê The Kafe của Đào Chi Anh, thời điểm đó Chi Anh cũng nhận được một nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư nhưng sau đó một thời gian cô này rời The Kafe và kết quả The Kafe làm ăn ngày một khó khăn và cuối cùng là đóng cửa. Một thất bại của cả nhà đầu tư lẫn người start up khi đánh mất giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp - con người.

Hay chuyện Steve Jobs người sáng lập Apple, cũng từng bị các nhà đầu tư, cổ đông “sa thải” khỏi công ty của mình. Nếu ai theo dõi câu chuyện này sẽ thấy, những ngày Apple không có Steve Jobs thì ở một góc độ nào đó, tập đoàn này chỉ còn là cái bóng của chính mình, rồi mọi thứ trở lên tuyệt vời hơn khi Steve Jobs quay lại tiếp quản  Apple.

Sự thành công vượt trội của Apple không chỉ nhờ Steve Jobs quay lại công ty mà cũng nhờ ông chọn được người kết cận là Tim Cook để tiếp quản vị trí của mình. Chính nhờ vậy mà hôm nay, vốn hóa của Apple có thời điểm đạt trên 2.000 tỷ USD, trở thành là một trong những công ty có giá trị cao nhất thế giới trên sàn chứng khoán hiện nay.

Quay lại chuyện đầu tư ở Việt Nam mà thương vụ mới nhất, đình đám nhất là Tập đoàn FPT mua lại cổ phần BASE, một startup công nghệ. Lý do mua là họ nhìn vào chính con người tạo ra BASE là Phạm Kim Hùng. Và sau khi đầu tư vào BASE, FPT vẫn để cho Founder & CEO Hùng Phạm có quyền làm mọi thứ với văn hoá BASE chứ không phải là chuyển dịch văn hoá từ FPT sang. (Đó là chuyện trước mắt là như vậy, sau này câu chuyện xoay chuyển theo hướng nào sẽ bàn sau). Ý nói là phía FPT khi đầu tư vào BASE đầu tiên cũng vì yếu tố con người, rồi mới đến là sản phẩm.

Do đó, việc Shark Nguyễn Xuân Phú trong chương trình gameshow Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ khi thấy ý tưởng của một start up phù hợp với tiêu chi đầu tư và nói -- Anh không quan tâm đến sản phẩm mà quan tâm đến mỗi em, tức là Shark Phú đang xem nhân tố con người của start up này là yếu tố thên chốt để thành công, đặc biệt là với doanh nghiệp khởi nghiệp.

Do đó, nếu chúng ta tiếp cận câu nói – "Anh chỉ quan tâm đến em thôi" dưới góc độ của một nhà đầu tư thì câu đó rất phù hợp, chẳng có gì cả mà lăn tăn nhưng nếu bạn đứng ở khía cạnh bình đẳng giới thì thấy "ông này đang ve vãn cô này"- cũng có thể đúng, chẳng sai.

Tuy nhiên, theo người viết, Shark Tank là một gameshow về đầu tư, vì thế, có nên căng chúng ta cần tiếp cận ở khía cạnh của một nhà đầu tư để câu chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn, thay vì đẩy đi quá xa câu chuyện này. Còn bạn, bạn chọn góc độ nào từ câu nói trên?