baemin-choi-lon-ban-my-pham-nghe-hoi-lac-troi-day-co-phai-la-nuoc-di-hieu-qua-1682235648.png
Ông Jinwoo Song - Tổng giám đốc Baemin Việt Nam

Ông Jinwoo Song - Tổng giám đốc Baemin Việt Nam, cho biết: Ông bắt đầu dự án từ một năm rưỡi trước với các cuộc khảo sát người tiêu dùng và phân tích thị trường mỹ phẩm trên diện rộng. Đến nay, công ty đã chính thức ra mắt thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên mang tên Lazy Bee, sản xuất tại Hàn Quốc.
 
 “Nhiều người thắc mắc tại sao một ứng dụng giao đồ ăn như Baemin lại tung ra một thương hiệu mỹ phẩm, nhưng tôi muốn nói rằng chúng tôi không chỉ là một ứng dụng giao đồ ăn mà còn là một nền tảng phong cách sống, chúng tôi muốn mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho người tiêu dùng, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi.” ông Jinwoo Song nói. 

Khi được hỏi liệu kỳ lân công nghệ Hàn Quốc có tiếp tục đầu tư mạnh vào mảng giao đồ ăn tại Việt Nam hay không?

Ông Jinwoo Song - Tổng giám đốc Baemin Việt Nam, cho biết:
●Đây vẫn là mảng mang lại tệp người dùng chính cho ứng dụng. 
●Dựa trên tệp người dùng này, công ty có thể phát triển các dịch vụ khác để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.  
 
Tham vọng siêu ứng dụng tại Baemin ngày càng rõ ràng và khác biệt. Những năm gần đây, Grab, Gojek, be liên tục tích hợp hàng loạt dịch vụ từ:
●Gọi xe công nghệ.
●Giao hàng.
●Giao đồ ăn.
●Tạp hóa.
●Dịch vụ tài chính, bảo hiểm, du lịch.
Baemin đã mở Baemin Studio trong thời gian này:
●Sản phẩm sáng tạo và đồ dùng quen thuộc.
●Mỹ phẩm Lazy Bee.
●Dịch vụ giao đồ ăn, mua sắm tạp phẩm và đồ ăn sẵn. 

Những biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh ngành giao đồ ăn đang dần suy thoái sau đại dịch. 
Tổng giá trị tài sản trong phân khúc này chỉ tăng 5% lên 16,3 tỷ USD vào năm 2022 so với năm trước. (theo báo cáo của Momentum Works)
 
Baemin chiếm 12% thị phần giao đồ ăn vào năm 2022 tại Việt Nam.
Đứng thứ 3 nhưng thấp hơn hoàn toàn so với hai ông lớn GrabFood (45%) và ShopeeFood (41%). 

Không rõ quyết định lấn sân sang lĩnh vực làm đẹp của Baemin có đúng đắn vào thời điểm này hay không, hiện tại chưa có nhiều chuyên gia đánh giá về thông tin này. Thị trường mỹ phẩm cũng đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu cùng phân khúc. Quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện vào khoảng 2,63 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 3,32% cho đến năm 2027.  
 
Trong khoảng thời gian 1-2 tháng đầu tiên ra mắt, Lazy Bee chỉ được bán thông qua ứng dụng Baemin tại thành phố Hồ Chí Minh. 

Bạn thấy sao về nước đi này của Baemin?