1-16512327321371918900047-1651238263.png

Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – chủ tịch kiêm tổng giám đốc AIC Group 

Ngày 29.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, đồng thời ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can đối với ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai; ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC.

Vậy bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là ai?

Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn sinh ngày 1/1/1969 tại miền quê Bắc Ninh, trong một gia đình nhà giáo nghèo có tới 7 người con. Dù mang cái tên Thanh Nhàn gửi gắm mong muốn con gái sau này được sung sướng của cha mẹ thế nhưng cuộc đời của nữ doanh nhân, nữ viện sĩ vẫn luôn tất bật lắng lo với công việc.  Lựa chọn từ bỏ tấm bằng Đại học Sư phạm và gác lại ước mơ làm cô giáo, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bén duyên với con đường kinh doanh. Bà quyết định tiếp tục theo học Đại học Ngoại ngữ và đại học Ngoại thương để có kiến thức về quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, thương mại, ngoại ngữ. 

Hiện bà đang là Chủ tịch HĐQT kim Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group), doanh nghiệp có những đóng góp lớn lao vào sự phát triển của đất nước thông qua hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam. Mặc dù là một doanh nhân sử dụng thành thạo 4 ngoại ngữ (tiếng Anh, Trung, Nga, Nhật) và đã đạt được rất nhiều thành công trong sự nghiệp nhưng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn không ngừng chăm chỉ làm việc, khiêm tốn học hỏi để có thể điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp tốt và đưa nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới về Việt Nam. 

Sự nghiệp của chủ tịch AIC Group

 AIC Group tên đầy đủ là CTCP Tiến Bộ Quốc tế được thành lập năm 2005. Trong quá trình hình thành và phát triển của AIC Group in đậm dấu ấn của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ sáng lập và chi phối tập đoàn này. “Hệ sinh thái” của AIC Group tới nay đã mở rộng với hơn chục thành viên. Là doanh nghiệp lõi trong “hệ sinh thái”, AIC Group các năm gần nhất liên tục ghi nhận mức doanh thu nhiều nghìn tỷ đồng, cùng kết quả kinh doanh khiến nhiều doanh nhân phải trầm trồ. 

AIC đã gây ấn tượng từ những năm 2000 khi là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động. AIC là công ty tiên phong đưa hàng vạn người nghèo, trong đó có sinh viên các trường đại học đi làm việc ở nước ngoài bằng các chính sách cho vay ưu đãi đặc biệt. Điều khiến AIC nổi bật là nhờ chính sách “hai chiều” đặc biệt của nữ chủ tịch Nhàn: Đưa lao động đi và 3-5 năm sau về nước lại nhận chính lao động mình đưa đi (đã được mài dũa để thành lao động có tay nghề, chuyên gia) cung ứng cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Học tập mô hình những công ty quốc tế đa ngành, từ năm 2008 tới nay, Công ty AIC của bà Thanh Nhàn đã tiên phong đầu tư lớn, bài bản trong các lĩnh vực như y tế, môi trường, giáo dục và đào tạo. Trong hơn 10 năm qua “đứa con tinh thần” của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có thành tích xuất sắc trong việc khảo sát đánh giá thực tế và tổ chức ứng dụng công nghệ vào đời sống đất nước Việt Nam. 

 Cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước, bà đã đưa ra các sáng kiến cải tiến công nghệ tiên tiến để đưa vào ứng dụng tại Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng các công nghệ mới để xử lý nước thải, trong đó có các bệnh viện, đô thị và làng nghề; Ứng dụng công nghệ mới để làm sạch đất nông nghiệp bị ô nhiễm, tồn dư thuốc trừ sâu và hóa chất dioxin; Ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học; Tham gia phát triển công nghệ sóng cộng hưởng để nâng cao chất lượng nhiên liệu. AIC còn đồng thời ứng dụng công nghệ tế bào gốc và nhận dạng gen để góp phần tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh và trong các thảm họa, thiên tai. Ứng dụng nguồn năng lượng mới trên cơ sở các từ trường. Ứng dụng công nghệ cao vào Việt Nam để xử lý vấn đề chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là công nghệ trồng rừng ngập mặn. Đưa nhiều ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao của Nhật Bản, Israel, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan vào ngành Nông nghiệp Việt Nam để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản… 

AIC cũng đồng thời gây ấn tượng trong lĩnh vực giáo dục khi đồng hành cùng các đề án lớn như: Đề án ngoại ngữ quốc gia, đã phối hợp với các trường đại học nổi tiếng của nước Anh đào tạo hàng nghìn giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế; Đề án đổi mới dạy nghề; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nữ doanh nhân cũng là người luôn tâm huyết với các hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo, ký kết các hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Chính vì thế, AIC đã được Bộ GD&ĐT đồng ý cho triển khai các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục với Nhà Xuất bản Giáo dục, ký hợp tác chiến lược với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Nga, ký hợp tác chiến lược với Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại Quảng Ninh, AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng ghi dấu với việc đưa vào vận hành Trung tâm Điều hành thành phố thông minh của tỉnh sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện.

nguyen-thi-thanh-nhan-tai-quang-ninh-1352483-1592020-1651241455.png
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đại diện cho AIC Group tham gia bấm nút ra mắt Trung tâm Điều hành thành phố thông minh tại Quảng Ninh (Nguồn: quangninh.gov.vn)

Tháng 9/2019, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tham gia “bấm nút” vận hành thí điểm Trung tâm điều hành thành phố thông minh tại quê nhà Bắc Ninh. Phần mềm của trung tâm này do AIC Group cung cấp.

Trước đó, bà Nhàn và AIC Group đã có những buổi làm việc với lãnh đạo Hải Dương, Yên Bái, Đồng Nai và nhiều địa phương khác liên quan đến các dự án xây dựng đô thị thông minh.

Nửa đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, AIC Group còn nhanh chóng phát triển phần mềm học trực tuyến có tên gọi AIC Education và ứng dụng y tế “Covid-19” cập nhật thông tin về dịch bệnh. Qua đó, AIC Group nổi lên như là một doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.

Vinh dự hơn, AIC đã cùng Bộ GD&ĐT và Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chính thức kênh truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7, hiện thực hóa mục tiêu “vì một xã hội học tập”, rút ngắn khoảng cách tiếp cận giáo dục cho từng người dân nghèo Việt Nam ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo… 

Những mốc son chói lọi trong sự nghiệp của nữ chủ tịch AIC Group

 Nhờ những thành tích nổi bật xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, bà Nhàn đã nhận rất nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng Sao đỏ, Giải thưởng doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất…cùng nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, huân, huy chương, nhiều bằng khen của các bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước.  Cụ thể, năm 2015, nữ doanh nhân được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski. Bà Nhàn là Viện sĩ, Tiến sĩ và cũng là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện IASS trao tặng hai danh hiệu danh giá này. 

Nữ doanh nhân được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý Ngày 1/10/2018, vượt qua hàng trăm ý tưởng, dự án về thành phố thông minh, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và AIC Group đã giành được danh hiệu “Ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh xuất sắc nhất” trong lễ trao giải tại London. AIC của nữ chủ tịch cũng là doanh nghiệp triển khai hoàn hảo mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, số hóa sách giáo khoa, đưa hệ thống quản lý thông minh vào hơn 5.000 trường học ở nhiều địa phương trong cả nước. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đại diện Việt Nam nhận nhiều giải thưởng quốc tế danh giá Vào tháng 11 năm 2018, đại diện Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức trao Huân chương Mặt trời mọc – Tia sáng Vàng với Nơ thắt hoa hồng (The Order of the Rising Sun, Gold Rays with Rosette) cho nữ Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Sự kiện này đặc biệt thu hút nhiều sự chú ý bởi huân chương Mặt trời mọc là tước hiệu cao quý nhất của Nhật Bản dành cho những cá nhân trong nước và người nước ngoài có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là lần đầu tiên Huân chương Mặt trời mọc được trao cho một cá nhân dưới tuổi 50, trước nữ viện sĩ, tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chưa từng có cá nhân nào kể cả người nước ngoài hay người Nhật Bản được trao tặng Huân chương ở độ tuổi trẻ như vậy. 

a09a2d11-ac71-40f5-bc58-439323e930eb-1651238883.jpg
Nữ viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận giải thưởng xuất sắc nhất “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh nhất thế giới”

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio trao tặng tước hiệu và gắn Huân chương cho nữ Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Với cương vị Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, nữ Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có 16 năm liên tiếp hỗ trợ Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật, tạo cơ hội cho 700 sinh viên Việt Nam sang thăm Nhật Bản, giao lưu, tham quan doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ những người am hiểu về Nhật Bản. Công ty là đơn vị tổ chức Lễ hội hoa Anh đào tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam với tư cách là “mạnh thường quân” tài trợ chính cũng như điều hành toàn bộ lễ hội từ năm 2012 đến nay; qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự hiểu biết về Nhật Bản cũng như tình cảm gần gũi, thân thiết dành cho Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. 

Lễ hội hoa anh đào do AIC Group tổ chức đạt kỷ lục Việt Nam Không chỉ thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu lao động, từ năm 2010 đến nay, bà đã hỗ trợ người Việt Nam mắc bệnh hiểm nghèo khám chữa bệnh tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng hỗ trợ các bên ký kết các hợp tác y tế dài hạn trong việc nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam và đưa các bác sỹ giỏi của Nhật Bản sang chữa các bệnh hiểm nghèo cho nhiều người nghèo Việt Nam.