7-sai-lam-dang-han-che-su-sang-tao-cua-nhan-vien-1695829275.png
 

Điều này không chỉ có hại cho những bộ óc sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến cần tránh mà các quản lý hay giám sát phải biết.

1. Luôn đặt mình trong vùng an toàn

Việc nhanh chóng từ chối những ý tưởng mới là hoàn toàn trái ngược với mục đích của sự đổi mới, sáng tạo. Về bản chất, sáng tạo vốn là chấp nhận rủi ro, tìm kiếm những thứ mới lạ, không phải những thứ giống nhau.

Nếu bạn giới hạn nhân viên làm việc trong một khuôn khổ, cũng có nghĩa là bạn đang tạo ra một môi trường "nghèo nàn" sự sáng tạo. Nơi những tài năng không được phát triển.

2. Kiềm hãm sự tự do

Với công việc mang tính sáng tạo, việc hạn chế tự do là một cách hủy hoại tinh thần sáng tạo rất nhanh chóng. Hãy hiểu rằng có rất nhiều cách để đạt được mục tiêu.

Do đó, hãy lấy kết quả là thước đo, đừng cố áp đặt nhân viên phải đi theo những cách thức truyền thống, xưa cũ. Nhất là đối với công việc mang tính tự do sáng tạo.

3. Thời gian và phân bổ nguồn lực

Sự sáng tạo có thể nảy sinh trong cả những hoàn cảnh đơn giản. Tuy nhiên, để biến ý tưởng thành hiện thực thì sự sáng tạo của con người thôi là chưa đủ, cần phải có thời gian, tiền bạc,...

Đừng dồn ép nhân viên liên tục rơi vào tình trạng kiệt sức, bực bội, thậm chí là chán ghét công việc của họ. Điều đó làm họ không còn hứng thú với công việc hiện tại cũng như có được những ý tưởng mới.

4. Quản lý vi mô

Việc cố gắng kiểm soát những chi tiết nhỏ nhặt nhất sẽ không giúp ích gì cho sự sáng tạo. Nó thậm chí khiến bạn mất đi những nhân tài có khả năng sáng tạo tốt nhất, chỉ để lại những người năng lực sáng tạo kém, cần phải giám sát chặt chẽ thì mới nên việc.

Việc quản lý vi mô sẽ gây lãng phí thời gian và giảm sút tinh thần của nhân viên. Bởi họ sẽ cảm thấy bạn không tin tưởng họ, và để họ có thể hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hạn. Hãy hạn chế tối thiểu việc kiểm soát nếu bạn thực sự muốn thúc đẩy một môi trường sáng tạo.

5. Hạn chế việc đa dạng nhóm

Những người "giống nhau" thì thường làm việc với nhau dễ hòa thuận hơn. Nhưng đối với sáng tạo, điều này không phải lúc nào cũng tốt và có hiệu quả.

Khi không có những bất đồng, sẽ không ai thúc đẩy và thách thức các thành viên trong nhóm làm những "điều đặc biệt". Các nhóm cho công việc sáng tạo cần bao gồm những người có kỹ năng, quan điểm và thậm chí là nền tảng khác nhau để họ có thể đưa ra những ý tưởng khác nhau khi giải quyết vấn đề.

6. Giao việc không phù hợp

Yêu cầu một người làm một công việc không phù hợp với họ có thể là điều tồi tệ nhất. Bởi đây chính là nguyên nhân cản trở sự sáng tạo và làm giảm sút động lực của nhân viên.

Do đó, nhà quản trị phải thật sự cân nhắc khi giao việc cho nhân viên. Khi chú trọng việc thúc đẩy sự sáng tạo, hãy giao cho nhân viên những nhiệm vụ có tính thách thức nhưng vẫn nằm trong khả năng của họ để họ hoàn thành công việc.

7. Đòi hỏi kết quả tức thì

Công việc mang tính sáng tạo cần có thời gian để làm tốt và thường sẽ không mang lại kết quả rõ rệt và ngay lập tức cho công ty. Việc yêu cầu nhân viên trình bày chính xác cách thức và thời điểm họ mang lại lợi ích cho công ty trong thời gian đầu sẽ khiến họ ngần ngại chia sẻ suy nghĩ, lo sợ và dẫn đến hỏng việc.

Sự thật mà bất kỳ người quản lý nào cũng cần ghi nhớ và lưu tâm đó là: "Không phải tất cả các ý tưởng đều là mỏ vàng để mang lại lợi ích cho tổ chức". Hãy lưu ý điều này.

Theo: TS Lê Thẩm Dương

www.facebook.com/tonybs.vn/posts/