Mô hình đã sẵn có, thương hiệu đã được khẳng định giúp giảm bớt rủi ro so với việc tự khởi nghiệp từ con số 0. Tuy nhiên, dục tốc bất đạt, nhà đầu tư có thể đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí mất trắng vốn. Vậy trước khi bắt đầu nhượng quyền, hãy tự vấn lại 7 câu hỏi sau đây.

7-cau-hoi-can-tra-loi-truoc-khi-quyet-dinh-nhuong-quyen-trong-nganh-fb3-1742367903.PNG

Câu hỏi 1: Tổng chi phí đầu tư thực tế là bao nhiêu?

Một sai lầm phổ biến của nhiều nhà đầu tư là chỉ tính đến phí nhượng quyền mà bỏ qua các chi phí ẩn khác như marketing, vận hành và nguyên vật liệu. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt vốn, gây khó khăn trong quá trình kinh doanh.Ví dụ chính sách nhượng quyền của 1 thương hiệu cơm thố hàng đầu Việt Nam:

- Chính sách nhượng quyền tại miền Nam: Nhà đầu tư chỉ cần 50 triệu đồng để sở hữu thương hiệu trọn đời. Ngoài ra, nhà đầu tư được hỗ trợ tư vấn marketing, đào tạo và bàn giao công thức nấu ăn mà không bị ràng buộc phải mua nguyên liệu từ thương hiệu.

- Chính sách nhượng quyền tại miền Bắc và Trung: Phí nhượng quyền là 150 triệu đồng. Nếu nhà đầu tư muốn tham gia kinh doanh qua food-apps, thương hiệu sẽ thu 3% doanh thu trên ứng dụng, trong khi bếp offline không bị thu phí.

Đặc biệt, đây là khoản phí bán đứt, không thu duy trì hàng tháng, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí dài hạn.

Câu hỏi 2: Lợi nhuận kỳ vọng và thời gian hoàn vốn có thực tế không?

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng có thể hoàn vốn chỉ sau vài tháng, nhưng thực tế, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí kinh doanh, chi phí vận hành và mức độ cạnh tranh. Nếu không phân tích kỹ lưỡng, việc hoàn vốn có thể kéo dài hơn dự kiến.

Theo báo cáo của Vietnam Report, một số chuỗi nhượng quyền F&B thành công tại Việt Nam có thời gian hoàn vốn dao động từ 12-24 tháng, tùy thuộc vào vị trí và mô hình vận hành. Những mô hình có chi phí đầu tư thấp dưới 500 triệu đồng thường có khả năng hoàn vốn nhanh hơn, chỉ từ 6-12 tháng nếu đạt mức doanh thu kỳ vọng.

Câu hỏi 3: Thương hiệu “mẹ” hỗ trợ những gì?

Đừng lầm tưởng các thương hiệu nhượng quyền đều cung cấp mức hỗ trợ như nhau. Một số thương hiệu chỉ cấp quyền sử dụng thương hiệu nhưng không hỗ trợ đào tạo, marketing hay cung ứng nguyên liệu, khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong quá trình vận hành.

Cơm Thố Anh Nguyễn cung cấp một hệ thống bếp tổng với không chỉ công thức chuẩn hóa mà còn hỗ trợ về nguyên vật liệu, minh bạch, không chi phí ẩn. Thương hiệu này chỉ giữ lại 4 loại gia vị chính để đảm bảo sự kiểm soát chất lượng, giúp chủ quán dễ dàng quản lý mà không cần phải quá phụ thuộc vào tay nghề đầu bếp.

Câu hỏi 4: Đã nghiên cứu đủ về thị trường địa phương chưa?

Chọn sai vị trí mở quán là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại, ngay cả khi thương hiệu có sức hút lớn, có thể khiến doanh thu không đạt kỳ vọng.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành F&B tại Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 18%/năm, với quy mô thị trường ước tính 200.000 tỷ đồng vào năm 2023. Đáng chú ý, 60% thương hiệu nhượng quyền đang mở rộng ra các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TP.HCM, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, nơi có nhu cầu tiêu dùng cao nhưng ít sự cạnh tranh.

Chính vì lý do này mà gần đây các cơ sở của Cơm Thố Anh Nguyễn tập trung đẩy mạnh mô hình tại các khu công nghiệp và tuyến huyện trên cả nước, đặc biệt là khu vực miền Nam. 

Câu hỏi 5: Đối thủ cạnh tranh là ai? USP của thương hiệu là gì?

Trước khi quyết định đầu tư, cần tìm hiểu kỹ về đối thủ trong khu vực kinh doanh. Một số nhà đầu tư mở quán mà không đánh giá đối thủ, dẫn đến việc cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu mạnh hơn, khó thu hút khách hàng.

7-cau-hoi-can-tra-loi-truoc-khi-quyet-dinh-nhuong-quyen-trong-nganh-fb-1742367842.jpg

Khi nhượng quyền, ba yếu tố quan trọng cần cân nhắc là thực đơn chuẩn vị, quy trình chế biến nhất quán và mật độ hệ thống tại khu vực kinh doanh. Đây chính là những lợi thế giúp thương hiệu tạo sự khác biệt trên thị trường.

Câu hỏi 6: Mức độ kiểm soát của bạn trong mô hình nhượng quyền đến đâu?

Nhiều nhà đầu tư không nắm rõ quyền hạn và trách nhiệm khi nhượng quyền, dẫn đến mâu thuẫn với thương hiệu sau này. Một số mô hình yêu cầu chủ quán mua nguyên liệu từ thương hiệu, trong khi một số khác lại cho phép linh hoạt hơn.

Ba mô hình nhượng quyền phổ biến nhất mà các thương hiệu thường áp dụng:
- Sở hữu riêng: Nhà đầu tư toàn quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh.
- Hợp tác 50-50: Chia sẻ quyền quản lý và lợi nhuận với thương hiệu.
- Nhượng quyền toàn phần: Thương hiệu vận hành, nhà đầu tư chỉ cần đầu tư vốn.

Câu hỏi 7: Quy trình vận hành có đơn giản và dễ nhân rộng không?

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn nhượng quyền là quy trình vận hành. Nếu quy trình quá phức tạp hoặc đòi hỏi tay nghề cao, việc mở rộng sẽ trở nên khó khăn.

Cơm Thố Anh Nguyễn sở hữu quy trình vận hành tối ưu chi phí, giảm thiểu chi phí nhân công. Điều này đảm bảo mọi chi nhánh đều duy trì tiêu chuẩn đồng nhất, giúp thương hiệu phát triển bền vững.

Nhượng quyền là một con đường nhanh chóng để bước vào thị trường F&B, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trả lời 7 câu hỏi trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tính khả thi của dự án, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Nguồn: F&B Việt Nam