Mấy nay nhiều số liệu tháng 2 của kinh tế toàn cầu công bố, thị trường rộ lên 2 topic, một là Mỹ nguy cơ Suy thoái và hai là Trung Quốc đang đắm chìm trong Giảm phát.

Khoan hãy nói đến quan điểm cá nhân về 2 chủ đề này. Chúng ta cùng nghiền ngẫm câu chuyện này trước.

Năm 1933, khi Adolf Hitler lên nắm quyền, nước Đức đang chìm trong khủng hoảng với hơn 6 triệu người thất nghiệp – tương đương 30% lực lượng lao động. Thế nhưng chỉ 5 năm sau, con số này giảm mạnh, còn chưa đầy 500.000 người. Nếu chỉ nhìn vào những con số, đây thực sự là một kỳ tích có một không hai trên địa cầu. Tuy nhiên!

Bí quyết của Hitler là… chỉnh sửa cách đếm.

Thứ nhất, ông loại bỏ phụ nữ ra khỏi lực lượng lao động. Nếu phụ nữ không được coi là người lao động, họ cũng chẳng thể thất nghiệp!

Thứ hai, những người trẻ bị đẩy vào các chương trình nghĩa vụ lao động bắt buộc, không có lương nhưng được tính là “có việc làm”.

Thứ ba, hàng trăm ngàn người, đặc biệt là người Do Thái, bị sa thải và mất quyền công dân theo đạo luật Nuremberg. Họ không còn là “người Đức”, nên chẳng ai đếm họ trong thống kê thất nghiệp nữa.

Vậy là, thất nghiệp giảm mạnh, nền kinh tế “hồi sinh”, và Hitler trở thành người hùng của nước Đức. Chỉ có điều, đó là một màn ảo thuật mang tên "thay đổi cách tính".

Người Đức họ có ngốc không, không hề,.... Vậy tại sao họ lại tin những con số đó? Chỉ đơn giản là họ không muốn và cũng chẳng có động lực để "tìm tòi" về cách tính, thứ vốn dĩ là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế hơn là người dân bình thường. Chỉ có điều là người dân tin và họ hành động theo niềm tin đó, vậy là mọi thứ vận hành thể như "đó là sự thực". Lịch sử đã cho thấy Hitler đã đưa người Đức đi đâu!

Trong đầu tư bạn có đang giống "người Đức"? Cách check rất dễ. Dấu hiệu là: bạn chỉ "đọc báo", "đọc số sơ sài" hoặc "nghe ai đó nói" và "tin tưởng". Nếu có mấy cái này thì "dính" rồi đấy.

cach-tinh-gdp-la-gi-1024x559-1741851553.jpg
 

Hãy thử:

1️⃣ Tìm hiểu cách tính tăng trưởng GDP hàng Quý của Mỹ khác gì cách tính của người Việt và rồi ngẫm lại thông tin "Fed chi nhánh thành phố Atlanta đưa ra dự báo GDP quý 1.2025 của Mỹ có thể âm 1,5%". Mình tin bạn sẽ bớt sợ 2 từ "suy thoái" đi nhiều.

2️⃣ Tìm hiểu cách tính CPI của Trung Quốc và biến động mùa vụ Tết, bạn sẽ thấy con số -0.7% YoY CPI của tháng 2 so với +0.5% của tháng 1 cũng "bình thường" mà thôi.

Bạn cũng hãy thử:

3️⃣ Nghiền ngẫm lại "kỳ tích" đưa Nợ công/ GDP của Việt nam từ 61.4% GDP (năm 2017) xuống còn 58.3% GDP (năm 2018), 55.9% GDP (năm 2020) và đến năm 2021 là 43.1%,... Bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị! Gợi ý là bắt đầu tư mẫu số.

4️⃣ Vọc vạch tiếp tại sao số liệu về chi tiêu và đầu tư tư nhân trong nước những năm qua không thể quay trở về trước Covid? và quan điểm cho rằng kinh tế trong nước thua xa trước Covid có còn chính xác? Gợi ý bắt đầu từ cấu phần.

Vậy nên, nhìn số mà đọc thì dễ, nó như kiểu "học vẹt" vậy. Bình thường thì chẳng sao, nhưng lâu lâu sẽ bị "úp bô" 1 cú đau điếng. Cố gắng hiểu sâu cách tính và giả thuyết/nguyên lý thì mới có thể nắm vững được cái "gốc rễ" bản chất bên trong.

Đó là câu chuyện của dân Macro, còn đối với anh em Phân tích TA mà cứ RSI trên 70 quá mua dưới 30 quá bán thì cũng dễ toang lắm. Hiểu rõ công thức RSI sẽ thấy, có những lúc càng trên 70, càng gần 100 thì càng phải "quất mạnh".

Bài dài quá rồi, viết xong là hết 2 lon bia, bình luận về sức khỏe kinh tế Mỹ và Trung Quốc thì xin để các topic sau!

- Thằng nghiện dữ liệu.